20/02/2025 16:24 GMT+7

Người dân Campuchia lo lắng sau khi Mỹ tạm dừng viện trợ rà phá bom mìn

Vì mưu sinh, nhiều nông dân ở Campuchia chấp nhận làm việc trong nỗi lo sợ trúng bom mìn sau khi Mỹ đóng băng viện trợ nước ngoài, bao gồm các viện trợ rà phá bom mìn.

Người dân Campuchia lo lắng sau khi Mỹ tạm dừng viện trợ rà phá bom mìn - Ảnh 1.

Một nhân viên của Trung tâm Rà phá bom mìn Campuchia (CMAC) đang giải quyết một quả bom chưa nổ ở tỉnh Svay Rieng, Campuchia hôm 11-2 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, một số khu vực ở Campuchia vẫn còn rải rác bom mìn chưa nổ từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, quyết định tạm dừng viện trợ nước ngoài trong vòng 90 ngày, trong đó có khoản viện trợ rà phá bom mìn tại một số nước, khiến nhiều dự án dài hạn nhằm dọn dẹp bom mìn còn sót lại sau chiến tranh phải tạm dừng.

Nhiều người dân Campuchia lo ngại cho chính bản thân và con cái của họ nếu các hoạt động rà phá bom mìn, súng cối hay các loại đạn dược chết người khác bị dừng lại.

Sợ nhưng vẫn phải mưu sinh

Cậu bé Yeat Saly (11 tuổi) là một trong những nạn nhân bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Campuchia.

Theo lời cậu bé, khi em đang chăn bò ở bên ngoài một ngôi làng tại tỉnh Tboung Khmum, phía đông Campuchia, giáp hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh của Việt Nam thì phát hiện một khẩu súng cối nằm bên cạnh cây cao su.

“Cháu chỉ nghĩ đó là một mảnh kim loại. Cháu đã ném nó đi nhưng rồi nó bỗng phát nổ và bùng lên thành một quả cầu lửa. Hiện vẫn còn một mảnh đạn ở đây”, em Saly kể với AFP khi đang nằm trên giường bệnh do bị một mảnh đạn ghim vào trán.

“Cháu sợ đến nỗi hai tai ù đi và không nghe thấy gì nữa. Máu cứ liên tục trào ra từ trán của cháu. Cháu phải lái xe về nhà bằng một tay trong khi tay còn lại phải bịt chặt vết thương để ngăn máu chảy thêm”, cậu bé tường thuật lại vụ việc.

Tương tự, những người nông dân ở tỉnh Svay Reing, phía đông Campuchia cho biết họ vẫn phải làm việc trên những cánh đồng bất chấp rủi ro giẫm phải mìn.

“Tôi biết về UXO (unexploded ordnance, tức những vũ khí chưa nổ bao gồm bom, đạn pháo lựu đạn, mìn, thủy lôi,…) nhưng vì quá nghèo, buộc chúng tôi phải tiếp tục làm việc trên những cánh đồng chứa đầy UXO”, ông Mao Saroeun buồn bã khi biết tin các hoạt động rà phá bom mìn nơi ông ở bị dừng lại.

Tàn dư của chiến tranh

Cũng theo AFP, phần lớn bom mìn chưa nổ còn sót lại ở Campuchia là những tàn dư từ các hoạt động của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Song song, quân đội Mỹ khi đó cũng tiến hành chiến dịch ném bom bí mật tại nhiều khu vực ở Lào và Campuchia, khiến số lượng bom mìn còn sót lại đến tận ngày nay là không nhỏ.

Sau khi cuộc nội chiến kéo dài hơn 30 năm kết thúc vào năm 1998, Campuchia đã trở thành một trong những quốc gia có nhiều bom mìn nhất thế giới.

Kể từ năm 1979, Campuchia ghi nhận khoảng 65.000 người thương vong, trong đó có 20.000 thiệt mạng do bom mìn còn sót lại.

Số lượng bom mìn còn sót sau chiến tranh được phát hiện trong những năm gần đây đã giảm đáng kể nhờ các chương trình rà phá bom mìn. Tuy nhiên, tại Campuchia vẫn còn hơn 1.600 km2 đất bị ô nhiễm bom mìn cần được rà phá.

Để khắc phục hậu quả sau chiến tranh, Washington đã trở thành đối tác quan trọng trong hoạt động rà phá bom mìn và cung cấp cho vương quốc này khoản tài trợ 10 triệu USD mỗi năm để hàn gắn vết thương chiến tranh.

Tuy nhiên, hồi đầu tháng 2 vừa qua, Chính phủ Mỹ yêu cầu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhận tài trợ từ nước này, trong đó có Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tạm dừng hoạt động trong 90 ngày.

Điều này khiến lực lượng rà phá bom mìn ở miền đông Campuchia với hơn 1.000 nhân viên và chuyên gia phải tạm dừng mọi hoạt động.

“Chúng tôi lo ngại người dân có thể dẫm phải bom mìn khi vào rừng đào đất trồng trọt hoặc trẻ con có thể vô tình nhặt bom mìn để chơi khi đang chăn bò”, ông Moch Sokheang (36 tuổi), người làm công việc rà phá bom mìn trong 16 năm qua bày tỏ sự lo ngại.

Vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ngừng viện trợ nước ngoài, Trung Quốc đã cam kết tài trợ 4,4 triệu USD cho các hoạt động rà phá bom mìn.

Tuy nhiên, Trung tâm rà phá bom mìn Campuchia (CMAC) cho biết khoảng viện trợ của Bắc Kinh là “không thể thay thế” nguồn viện trợ của Mỹ.

Chính phủ Mỹ tạm dừng tài trợ, hơn 1.000 người tại dự án rà phá bom mìn ở Quảng Trị phải tạm nghỉ

Tỉnh Quảng Trị sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn từ việc tạm ngừng các dự án quan trọng về khảo sát và rà phá bom mìn. Cùng với đó, hơn 1.000 người tại các dự án này đã phải tạm dừng làm việc do Chính phủ Mỹ tạm dừng tại trợ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar