07/10/2007 05:15 GMT+7

Người đã trở về

Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm

TT - Sau những năm dài “mải miết trên đường hoạn lộ” để vầng trăng quê hóa thành “hư ảo” trong lòng người xa quê.

Phóng to

Sự sống

Len lách giữa virus, rác rưởi, lời đồn thổi

Dịch cúm gà, hacker, ngã

sáu kẹt xe

Chúng ta sốngÉp mình xuống sàn nhà chạy

trốn cái nóng thiêu thân

Chúng ta mơ mộngNhai thật kỹ miếng thịt biến

đổi gene

Giặt siêu sạch quần áo sidaChúng ta ăn diện

Đây, cuộc chiến đấu không

tiền khoáng hậu

Để mình còn là mìnhMình là sự sống.

Sau “bập bềnh ý nghĩ xót xa / anh còn có thể, không thể?” và chọn được một quyết định.

Trở về.

Về lại thành phố tuổi thơ “mỗi sớm mai, cùng với mặt trời / đạp xe dọc bờ sông”.

Về lại cánh đồng làng “bằng bước chân chậm rãi / nối gót người nông dân đi mãi”.

Về lại ngôi nhà mình “nói cười trong gian bếp cũ / đi vào đi ra / ngồi bệt xuống thềm / ngó mây bay trên vườn người khác”.

Về lại A Lưới tìm em Cu Tai: “ta cõng em đi trọn một đời / thơ ta, ta gửi đến bao người / những lời ru ấy rơi trong núi / biết có khi nào em đã nghe?”.

Đó là cuộc trở về của người đàn ông ở tuổi 63. Khác với ngày về của người nữ anh hùng “dòng nhật ký cuối cùng đã viết / giọt máu cuối cùng cũng trả lại đất đai” được bình yên, thanh thản với gió thổi mây bay. Người đàn ông 63 tuổi bây giờ đang làm một “chuyến về không hạn định” khi trở lại là một người trong mọi người. Gia tài của anh, vũ khí của anh, ước nguyện của anh, giờ đây là lòng tốt. Lòng tốt đau thành một nỗi buồn. Khó nhọc và nặng nhọc. Nhưng anh thì không muốn đứng lại. Anh còn sống và anh phải đi. Trở về để đi tiếp con đường đã từng đi với ánh mắt nhìn đời ngay thẳng.

Có một con bò mừng người trở về. Nói thế có đúng cho bò không? Hay là đúng cho người, người mừng cho mình khi trở về còn có con bò đứng đó đợi? Hai mươi năm trước người đã thấy nó ung dung tự tại gặm cỏ bên bờ Hương Giang một chiều. Người đã tự cho mình là bạn nó (“tôi với nó lặng im bè bạn”).

Thâm tâm chắc người ước được như nó, thản nhiên sống, thản nhiên gặm cỏ. Từ con mắt bò nhìn “dìu dịu” xuống dòng Hương mà mắt người chợt “trong suốt” thấu ngộ ra những lẽ đời đơn giản, bình thường nhưng sâu sắc, lớn lao mà dễ bị che lấp sau những choàng phủ giả tạo khiến cuộc sống mất đi phần được sống.

Người đã trở về - đó là một “đại quan”, một nhà thơ, một con người.

Và hoàn cảnh, và tâm trạng của cuộc trở về, của người trở về đó đã được giãi bày, bộc bạch, chiêm nghiệm, suy tư trong Cõi lặng - tập thơ mới nhất của Nguyễn Khoa Điềm (NXB Văn Học). Tập thơ không chỉ có những bài thơ mới viết gần đây nhất, theo bước chân người trở về. Có những bài thời gian xa hơn dăm năm, mười năm trước. Nhưng chúng được kết vào tập vì cùng chung một mạch tâm trạng, cảm xúc, chiêm nghiệm của cuộc hành trình đến “cõi lặng” của một người đang cố “vượt qua ghềnh thác / đến những miền trong xanh”.

Thơ cõi lặng vì vậy là tiếng nói trầm ngâm nhẹ nhàng hay đang vượt đến sự nhẹ nhàng. Nói nhỏ, nói ít, nói những điều như không, tập như vị thiền sư đạt đến cảnh giới giác ngộ thì bật ra những lời vô ngôn.

Người mong gì? “Làm một người trắng nợ / Thong dong mà mới mẻ”...

Phạm Xuân Nguyên

Nguyễn Khoa Điềm

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rơi nước mắt ở Bản hùng ca bất diệt: 'Mẹ giữ con ở lại thì mất nước, để con đi thì mất con'

Nhiều người đã khóc khi nghe chuyện Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Lạng trong chương trình Bản hùng ca bất diệt tối 26-7.

Rơi nước mắt ở Bản hùng ca bất diệt: 'Mẹ giữ con ở lại thì mất nước, để con đi thì mất con'

‘Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử’ thu hút đông đảo người dân trong đêm nghệ thuật tri ân

Chương trình nghệ thuật “Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử” diễn ra trang trọng tại sân vận động 30-4 thu hút hàng ngàn người dân đến xem.

‘Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử’ thu hút đông đảo người dân trong đêm nghệ thuật tri ân

Tất tần tật về Lễ hội văn hóa Việt Nam ở quảng trường Đỏ

Các chương trình nghệ thuật sẽ được biểu diễn xuyên suốt 10 ngày, cùng với các gian hàng đưa Việt Nam đến gần công chúng Nga.

Tất tần tật về Lễ hội văn hóa Việt Nam ở quảng trường Đỏ

'Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi nhưng khi cầm bút thì rất quyết liệt'

'Ngoài đời, Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi. Nhưng khi cầm bút, cô ấy là người đầy quyết liệt. Văn Han Kang như một dòng chảy ngầm nhưng có sức công phá lớn'.

'Han Kang là người nhẹ nhàng, gần gũi nhưng khi cầm bút thì rất quyết liệt'

Bàn cả chuyện có dùng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa đầu dòng trong Truyện Kiều

Hội Kiều học Việt Nam, Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền, Viện Nghiên cứu danh nhân tổ chức hẳn một tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên gia để bàn bạc tìm ra một cách trình bày ‘Truyện Kiều’ đúng nhất cho độc giả phổ thông.

Bàn cả chuyện có dùng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa đầu dòng trong Truyện Kiều

Thổi bùng mọi giác quan với Lễ hội văn hóa Việt Nam tại quảng trường Đỏ

Đến lễ hội, khách tham quan nhanh chóng bị đánh thức mọi giác quan, qua đó cảm nhận rõ hơn về một đất nước Việt Nam giàu truyền thống từ ẩm thực đến nghệ thuật, lịch sử.

Thổi bùng mọi giác quan với Lễ hội văn hóa Việt Nam tại quảng trường Đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar