28/04/2019 18:40 GMT+7

Người cứu giúp những đứa trẻ lang thang ở Florida

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Nhiều trẻ vị thành niên ở Mỹ đang sống lang thang, vất vưởng nhưng lại không đủ điều kiện để được các trung tâm bảo trợ trẻ em chăm sóc vì nhiều lý do. Chị Vicki Sokolik đã tìm ra một giải pháp cho những đứa trẻ ấy.

Người cứu giúp những đứa trẻ  lang thang ở Florida - Ảnh 1.

Em Jahiem Morgan (trái) và chị Vicki Sokolik - Ảnh: CNN

Ở tuổi 15, Jahiem Morgan hiểu rõ em còn quá trẻ để có thể sống tự lập, nhưng em không có nhiều lựa chọn. Mẹ mất từ lúc em 12 tuổi, một năm sau cha vào tù, em thiếu một mái ấm tin cậy để nương náu. Ngoài những lúc ngủ nhờ nhà bạn thì em ngủ trên đường. 

"Những ngày đó rất nguy hiểm và đáng sợ... nhưng em đã làm những gì phải làm để tồn tại" - Morgan, nay đã 19 tuổi, nhớ lại.

Chúng tôi muốn những đứa trẻ của mình sẽ chấm dứt vòng luẩn quẩn nghèo đói để có sự nghiệp riêng của chúng.

Chị SOKOLIK

Morgan là 1 trong số gần 1,3 triệu thanh thiếu niên trên toàn nước Mỹ được xếp vào diện "những người trẻ không có người kèm cặp" và không nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ từ các trung tâm, dịch vụ xã hội vì các em chủ động bỏ nhà ra đi.

"Hầu hết mọi người thậm chí còn không biết tới sự tồn tại của những đứa trẻ này" - chị Vicki Sokolik, người chuyên giúp đỡ những thanh thiếu niên thuộc nhóm này, cho biết. Vì tình trạng sống này là một nỗi xấu hổ rất lớn nên các em trở thành những đứa trẻ "vô hình", luôn né tránh mọi sự để ý của những người xung quanh.

Lần đầu tiên chị Sokolik được giới thiệu với nhóm trẻ này là vào năm 2006. Đó là khi con trai đang tuổi teen của chị kể cho mẹ nghe câu chuyện về một bạn gái học cùng lớp đang có nguy cơ trở thành người vô gia cư. Chị đã giúp cô bé, tìm cho em một nơi để sống và cung cấp cho em những thứ cần thiết.

Trải nghiệm này đã thôi thúc Sokolik thành lập tổ chức phi lợi nhuận "Start right, now" với mục tiêu giúp trẻ không người kèm cặp trong độ tuổi 15-19 có một nơi ở ổn định, tốt nghiệp trung học phổ thông và có thể theo đuổi mục tiêu tiếp theo của chúng.

Các học sinh thuộc diện nguy cơ tại hai hạt của bang Florida đã được các chuyên viên tư vấn hướng dẫn trong trường giới thiệu tới tổ chức của chị Sokolik. "Start right, now" đã có 2 ngôi nhà để các em có thể sống tới khi vào đại học hoặc bắt đầu đi làm. Các em cũng có thể tham gia các lớp học phụ đạo, trị bệnh hoặc các lớp kỹ năng sống.

"Chúng tôi cung cấp mọi thứ chúng cần, từ lương thực, nơi ở, giáo dục, tư vấn và đào tạo kỹ năng sống. Chúng tôi biết chắc chắn một người sẽ ở mãi trong nghèo đói nếu họ không được học tiếp lên. Một tấm bằng tốt nghiệp trung học sẽ giúp bạn có được mức lương tối thiểu ở chỗ làm, nhưng mức lương tối thiểu vẫn tiếp tục kéo lùi bạn trong nghèo khó. Chúng tôi muốn những đứa trẻ của mình sẽ chấm dứt vòng luẩn quẩn nghèo đói để có sự nghiệp riêng của chúng" - Sokolik giải thích về mục đích của tổ chức do chị sáng lập.

"Việc thay đổi những đứa trẻ này là điều rất khó khăn. Chúng đã bị tổn thương quá nhiều. Chúng không còn niềm tin nữa - Sokolik nói - Và thật tuyệt vời khi chúng có thể hạnh phúc và lại tìm thấy niềm vui, đó là điều mà cuộc sống của chúng thực sự thiếu". 

Cũng theo chị Sokolik, nhiều em từng tâm sự rằng một trong những điều may mắn và tuyệt vời nhất mà chương trình mang lại cho chúng chính là cơ hội được là trẻ em trở lại. Các em từng là người kiếm sống cho cả gia đình ngay từ khi mới 15, 16 tuổi. 

"Ai cũng nên có cơ hội được làm một đứa trẻ" - chị Sokolik nói. Tổ chức của chị Sokolik đã giúp được hơn 200 bạn trẻ và 97% trong đó hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông, tiếp tục học lên đại học, vào trường nghề hoặc nhập ngũ.

Em Jahiem Morgan, sắp tốt nghiệp trung học phổ thông và tiếp tục học lên đại học mùa thu năm nay, nói: "Tạ ơn Chúa vì có bà Vicki. Em đã chẳng có chỗ nào để đi nếu không có chương trình này". Morgan đang ấp ủ hi vọng trở thành giáo viên tiểu học, doanh nhân hay nhà tạo mẫu tóc.

"Tôi nghĩ lần đầu tiên Jahiem nhận ra là em ấy đã kiểm soát được cuộc đời mình" - chị Sokolik nói. Trong rất nhiều trường hợp các em đến với tổ chức của chị, lần đầu tiên trong đời các em thực sự có một cái giường để có thể gọi là của mình.

Với chị Sokolik, công việc này là 24/7. Suốt ngày chị nhận điện thoại và tin nhắn từ “các con”. Chị mong muốn từng đứa phát triển tốt và hơn thế, chị muốn chúng được nhìn và được nghe thấy.

“Những đứa trẻ này đã luôn bị mọi người bảo là chúng không quan trọng và luôn gạt chúng ra ngoài - chị nói - Tiếng nói của chúng là quan trọng. Mọi người cần biết chúng đang tồn tại, nên tìm kiếm chúng và giúp chúng thành công”.

TT - Chiếc mũ sờn vành, mái đầu bạc trắng nhưng giọng ông già sang sảng, luôn ào đến bắt tay bất kỳ ai mới gặp và nói: "A, xin chào! Rân đây...!".

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar