22/03/2021 06:15 GMT+7

Người con ‘tội tình’ của Nguyễn Huy Thiệp: Không khóc ở xóm Cò

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Không chú ý lắm những ca ngợi, tưởng nhớ dành cho một nhà văn Việt là bố mình, Khoa - Khuê ngồi trong bóng tối nơi mảnh sân nhỏ nhìn vô định và nói xa xôi: ‘Từ nay muốn chăm bố cũng chẳng được nữa’.

Người con ‘tội tình’ của Nguyễn Huy Thiệp: Không khóc ở xóm Cò - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bên vợ, em vợ, hai con trai và các cháu - Ảnh: Gia đình cung cấp

Gần đó, tượng Phật do người bạn thân của Nguyễn Huy Thiệp là họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng khắc tạc, vẫn nét mặt thanh thản đến tận cùng chứng kiến những đau khổ và yêu thương trùm lên ngôi nhà này trong đúng một năm đầy biến cố sinh tử.

Nguyễn Phan Khoa là con trai út của Nguyễn Huy Thiệp, đứa con "tội tình" của nhà văn, nước mắt và tình yêu thương của ông, cũng có khi là người đã "gánh nghiệp văn chương" thay cho người cha dám "dính đến cả quỷ thần" mà viết văn.

Khoa - niềm đau đớn của nhà văn trong hàng chục năm trời vì những lầm lỗi tuổi trẻ, để rồi biến thành Khuê, "ngang tàng" bước vào cuốn tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu của cha mình - tròn 1 năm qua cùng với anh trai Nguyễn Phan Bách thay phiên nhau chăm bố, hết bệnh viện lại ở nhà.

Anh nhớ rành rọt từng mốc thời gian của những biến cố gia đình trong hơn 1 năm, kể từ khi bố bị tai biến lần đầu tiên, cũng vào tháng 3 năm ngoái, rồi mẹ lại đột ngột qua đời, bố thêm hai lần tai biến mỗi ngày thêm yếu hơn.

Những ngày đầu nhà văn ốm, bạn bè tới thăm có thể thấy rõ sự vụng về của Khoa trong những chăm sóc cho bố mình. Dần dần thì Khoa thành thục hết những việc chăm người ốm như pha sữa, bón mớm, thay rửa... tưởng chẳng gã đàn ông nào có thể thành thục được.

Người con ‘tội tình’ của Nguyễn Huy Thiệp: Không khóc ở xóm Cò - Ảnh 2.

Nguyễn Huy Thiệp ngồi vẽ bên vợ và cháu gái út ông ẵm bế từ khi mới 3 tháng tuổi - Ảnh: Gia đình cung cấp

"Bố ơi, chỉ có bằng tình yêu thương thì chúng con mới có thể chăm bố được như thế này bố nhỉ", anh trai của Khoa - Nguyễn Phan Bách - thì thầm như thế vào tai bố chỉ vài ngày trước khi nhà văn cưỡi hạc về trời.

Lúc đó Nguyễn Huy Thiệp hầu như không còn nhận biết được gì nữa, thế mà kỳ lạ thay, nói xong thì hai anh em Khoa nghe thấy bố "ừ". Khi còn khỏe hơn, Nguyễn Huy Thiệp thường hay khoe với khách tới thăm rằng con trai ông rất chu đáo trong việc chăm sóc bố.

Một năm thật căng thẳng với hai anh em Khoa. Trong đêm xuân lành lạnh, Khoa ngồi đếm thời gian. Vậy là chưa đầy 120 ngày, hai anh em mất cả cha lẫn mẹ. Mất mát chẳng gì bù đắp được, nhưng Khoa chẳng khóc nổi.

Triền miên ngày nối ngày Khoa chỉ loanh quanh bên giường bệnh của bố, mệt đã đành, hẳn còn rất căng thẳng nữa. Nhưng khi không còn được mệt và căng thẳng vì bố nữa, Khoa tưởng như thân mình thừa ra, sụp xuống.

Chỉ có một niềm an ủi lớn lao cho hai anh em: bố đã kết thúc những khổ ải, thanh thản ra đi bên đông đủ con cháu. Giọng Khoa lạc đi khi đặt giả thiết nếu bố mà đi trong đêm, một mình, thì anh xót xa lắm.

Người con ‘tội tình’ của Nguyễn Huy Thiệp: Không khóc ở xóm Cò - Ảnh 3.

Nguyễn Huy Thiệp bên bạn bè thân quý tại nhà riêng của ông ở xóm Cò - Ảnh: Lê Thiết Cương cung cấp

Cuối cùng thì trời cũng chiều nhà văn một lần chót, chiều cả hai đứa con ông khi cho ông được thanh thản cưỡi hạc về cõi thương nhớ chứ chẳng phải hóa cánh "hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt". Lại "may mắn" nữa là cõi yên nghĩ đã có người vợ hiền đã đi trước ông vài bước để chờ ông.

"Mẹ cả đời chờ đợi bố, đến chết cũng chờ đợi", Khoa rưng rưng nhớ mười mấy năm trời bố mẹ kẻ Sơn La người Hà Bắc dạy học xa xôi, rồi lại mấy chục năm nữa mẹ kiên trinh đợi những cuộc vui bên đời rộng rãi của bố, của một ông nhà văn nổi tiếng trong và ngoài nước.

Vài ngày nữa họ sẽ lại về nằm cạnh nhau, hai con người từng mắc một lòng yêu thương gia đình sâu nặng. Nghĩ thế Khoa thấy lòng buồn của mình khởi lên nỗi vui miên man như nước róc rách chảy không ngừng qua suối.

Không còn nỗi khổ ải nào của cha mẹ, Khoa yên lòng để mặc tâm trí mình trôi dạt về những ngày thơ Khoa là đứa con được bố cưng chiều, ngày ngày ngồi sau bố trên xe đạp đi đến những cuộc hẹn phố phường của người cha vừa bước chân vào chốn văn tài đầy vinh quang nhưng cũng ê hề cay đắng…

Nhưng bây giờ thì Khoa tin bố mình chỉ còn một nụ cười bất tận mang đi từ xóm Cò về cõi Phật mà khi sống ông cũng đã mong tìm.

Tin từ gia đình nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cho biết, tang lễ của nhà văn sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) vào sáng 24-3.

Lễ viếng từ 9h15 đến 10h30, an táng tại nghĩa trang nhỏ ở huyện Đông Anh, trong khu mộ của gia đình cùng với vợ ông, người đã đi trước ông hơn 100 ngày trước.

Hội Nhà văn Việt Nam sẽ đứng ra cùng gia đình tổ chức tang lễ cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông Nguyễn Bình Phương - phó chủ tịch hội nói đây là vinh dự lớn của hội. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều sẽ viết và đọc điếu văn trong tang lễ của Nguyễn Huy Thiệp.

Đây là điếu văn đầu tiên ông Thiều viết cho một hội viên với tư cách là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Thiều cảm động coi đây là mối duyên đẹp giữa ông và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

'Tôi đã đọc những câu thơ có lẽ cuối cùng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp...'

TTO - Tôi đã đọc những câu thơ có lẽ là cuối cùng trên giường bệnh của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - một tên tuổi lừng lẫy trên văn đàn Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI...

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar