14/04/2020 15:29 GMT+7

Người châu Phi muốn tháo chạy khỏi Trung Quốc vì bị kỳ thị trong mùa COVID-19

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Trung Quốc đang đối mặt khủng hoảng ngoại giao với lục địa đen khi bị cáo buộc phân biệt đối xử với người gốc Phi tại nước này. Hôm 11-4, tờ báo lớn nhất Kenya chạy dòng tít "Công dân Kenya tại Trung Quốc: Hãy cứu chúng tôi khỏi địa ngục".

Người châu Phi muốn tháo chạy khỏi Trung Quốc vì bị kỳ thị trong mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Người châu Phi trên đường phố Quảng Châu, Trung Quốc - Ảnh: EPA

Theo Tân Hoa xã, chính quyền thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) ngày 14-4 công bố tổng cộng 111 người châu Phi đã nhận kết quả dương tính với COVID-19 trong ngày 13-4. Tổng cộng 4.552 người châu Phi tại thành phố này đã được xét nghiệm COVID-19 từ ngày 4-4.

Quảng Châu yêu cầu tất cả du học sinh và du khách châu Phi thực hiện xét nghiệm COVID-19 và tự cách ly trong vòng 14 ngày, không cần xét đến lịch sử đi lại gần đây, vì lo sợ các ca "nhập ngược".

Tại châu Phi, chính quyền, truyền thông và người dân đang phản ứng đầy giận dữ vì cho rằng công dân của họ đang bị kỳ thị tại Trung Quốc. Nhiều đoạn phim lan truyền trên mạng đã ghi lại cảnh được cho là người châu Phi bị cảnh sát Trung Quốc đối xử thô bạo, phải ngủ ngoài đường hay bị chủ nhà tống cổ dù đang thực hiện biện pháp tự cách ly.

Hôm 11-4, trang nhất của Daily Nation, tờ báo lớn nhất Kenya, đã chạy dòng tít "Công dân Kenya tại Trung Quốc: Hãy cứu chúng tôi khỏi địa ngục". Trước đó, một thành viên quốc hội nước này kêu gọi công dân Trung Quốc lập tức rời khỏi Kenya.

Tương tự, các đài truyền hình Uganda, Nam Phi và Nigeria cũng đi nhiều bài viết xoay quanh các vụ việc phân biệt đối xử nêu trên.

Chính quyền các nước châu Phi đã nhanh chóng yêu cầu Bắc Kinh phải phản hồi về thông tin công dân của họ bị kỳ thị tại Trung Quốc. 

Hôm 11-4, ông Oloye Akin Alabi, một nhà làm luật của Nigeria, đã chia sẻ lên Twitter đoạn ghi hình một chính trị gia nước này chất vấn Đại sứ Trung Quốc tại Nigeria về tình trạng tại Quảng Châu. Ông Oloye đăng kèm đoạn phim trên cùng thông điệp chính phủ của ông sẽ "không chấp nhận việc công dân Nigeria bị đối xử tệ tại Trung Quốc". 

Chính phủ Uganda và Ghana đã mời các Đại sứ Trung Quốc tại quốc gia của họ đến làm việc vì cùng nguyên nhân. Trong Khi đó, Bộ Ngoại giao Nam Phi tuyên bố "quan ngại sâu sắc" về các thông tin đó. 

Trong tuyên bố phát đi ngày 12-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã bác bỏ chuyện Trung Quốc cô lập người nước ngoài.

"Chúng tôi vẫn đối mặt với nguy cơ lớn từ các ca bệnh nhập từ nước ngoài và tái bùng phát dịch trong nước. Đặc biệt, giữa thời điểm đại dịch lan ra toàn cầu, các ca nhập khẩu đang tạo ra áp lực ngày một lớn.

Tất cả người nước ngoài đều được đối đãi như nhau. Chúng tôi bác bỏ việc đối xử khác biệt và sẽ không nhân nhượng với phân biệt đối xử", ông Triệu tuyên bố.

Tổng thống Pháp thừa nhận 'chưa chuẩn bị đủ' để đối phó COVID-19

TTO - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận lỗi ngày 13-4. Nhiều người Pháp đã cảm thấy tức giận trước cảnh thiếu thốn thuốc men trong đại dịch COVID-19, và cho rằng bởi vì đóng thuế cao, họ xứng đáng nhận nhiều hơn thế.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar