08/07/2024 18:22 GMT+7

Người cao tuổi rủ nhau đi học cách dùng điện thoại di động

Đều đặn một buổi trong tháng, các ông bà cao tuổi lại đến Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành Đoàn TP.HCM) để học cách sử dụng công nghệ trên thiết bị di động.

Em Tấn Dũng (học sinh lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu) hướng dẫn bà Dung cùng cháu gái sử dụng công nghệ trên điện thoại di động, máy tính bảng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Em Tấn Dũng (học sinh lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu) hướng dẫn bà Dung cùng cháu gái sử dụng công nghệ trên điện thoại di động, máy tính bảng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cứ đúng 14h chiều thứ hai (của tuần thứ 2 trong tháng), các ông bà sẽ đến Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (quận 1, TP.HCM) để học về các ứng dụng công nghệ trên những chiếc điện thoại thông minh.

Trong 2 tiếng học tập, đầu buổi các cụ cao tuổi dành thời gian sinh hoạt chung và tổ chức sinh nhật cho nhau. Riêng một tiếng còn lại, các bạn tình nguyện viên sẽ cập nhật cho ông bà biết thêm những điều mới trên điện thoại.

U90 vẫn miệt mài đi học công nghệ trên điện thoại

Dù đã 85 tuổi nhưng bà Giang Thị Huấn (quận Bình Thạnh) vẫn đi xe đạp từ nhà đến lớp học để sinh hoạt chung với mọi người.

Bà Huấn cho biết được hàng xóm giới thiệu nên bà đến lớp học chung, bà sinh hoạt ở đây đã được 1 năm.

"Người già hay quên nên tôi muốn cập nhật những cái cần thiết như nhắn tin qua Zalo, Facebook, chụp ảnh, lưu ảnh, gửi ảnh, gọi xe công nghệ… Có nhớ con cháu ở xa thì biết cách bật camera để nhìn mặt và liên lạc bạn bè với nhau" - bà Huấn bộc bạch.

Cảm thấy vui khi có sân chơi riêng cho người lớn tuổi, bà Yên Hoa (quận Bình Thạnh) chia sẻ: "Ở đây bạn bè lớn tuổi giao lưu, trao đổi kiến thức và sinh hoạt đồng trang lứa rất vui. Tôi biết được nhiều cái hay và theo kịp trào lưu như lên Facebook coi thông tin rất bổ ích và giúp thời gian rảnh ở nhà không bị buồn".

Đi xe máy từ huyện Hóc Môn vào quận 1 để học, ông Bảo Quốc tự tin chia sẻ: "Giờ tôi đã biết sử dụng thành thạo điện thoại di động, có thể đặt shipper, nhắn tin qua Messenger… Trong thời gian ở nhà một mình thì tôi biết cách mở máy tính hoặc dùng điện thoại để xem tin tức.

Tôi lớn tuổi nên kiến thức về Internet không rành, khó khăn khi tự mày mò. Nhưng nhờ có lớp học nên có thể tự chủ động mọi thứ".

Đến lớp không chỉ học về công nghệ mà đây còn là sân chơi vui vẻ, bổ ích cho người cao tuổi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đến lớp không chỉ học về công nghệ mà đây còn là sân chơi vui vẻ, bổ ích cho người cao tuổi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Kết nối với con cháu

Bà Dương Thị Dung (quận Tân Bình) chia sẻ: "Tôi đến đây học thêm những kiến thức bổ ích cùng cháu gái 9 tuổi. Các bạn dạy dễ hiểu, trung tâm tạo thuận lợi cho người lớn tuổi như chúng tôi.

Mỗi buổi học đều có học sinh, sinh viên tình nguyện hỗ trợ nên cái gì khó chúng tôi sẽ hỏi ngay. Khi học tôi đều ghi chép trên sổ tay, về nhà nếu cần thì xem lại để giúp nhớ bài lâu".

Em Tấn Dũng (học sinh Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: "Mẹ biết lớp này nên kêu em đăng ký làm tình nguyện viên hỗ trợ ông bà. Em cảm thấy vui khi tham dự chương trình có ích cho người lớn tuổi. Em có nền kiến thức về tin học và máy tính, thêm những kiến thức bên ngoài để hỗ trợ ông bà".

Giúp người lớn tuổi tránh bị lừa đảo

Là người hướng dẫn chính tại lớp học, anh Nguyễn Đăng Khoa (giám đốc Công ty TNHH quốc tế Học viện Sẻ Chia) cho biết khi dạy luôn tạo cơ hội đến ông bà có thể kết nối với con cháu, ví dụ như sử dụng ứng dụng học tiếng Anh để bà cháu có cơ hội gần nhau hơn.

"Thường sau khi học vài tháng ông bà sẽ hòa nhập tốt, vui vẻ trao đổi với nhau. Chúng tôi ban đầu dạy cách quản lý các ứng dụng trên điện thoại như máy tính, tính toán, đặt báo thức.

Sau đó dạy cách dùng Facebook, Zalo để nhắn tin và gọi điện cho nhau, tạo email, chụp hình, quay phim.

Thời gian đầu ông bà chưa phân biệt được thông tin giả, tôi vẫn kiên trì hướng dẫn giúp ông bà chọn lọc tin thật và giả, luôn nhắc các cuộc gọi mạo danh để ông bà không bị lừa" - anh Khoa nói.

Học sinh làm dự án hỗ trợ người cao tuổi

TTO - The Elderly of Saigon (ESG) là một dự án cộng đồng của học sinh lập ra để hỗ trợ người cao tuổi. Thông qua đó, những câu chuyện, sẻ chia của những cụ ông, cụ bà được kể đến những người trẻ gợi sự thấu cảm và xóa bỏ khoảng cách thế hệ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar