12/09/2023 18:42 GMT+7

Người cao tuổi ở TP.HCM đang mắc bệnh gì nhiều nhất?

Người cao tuổi đang sinh sống tại TP.HCM mắc nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó đứng đầu là tăng huyết áp, chiếm 52,27%.

Người cao tuổi đang được thăm khám sức khỏe miễn phí tại Trạm y tế phường Linh Trung (TP Thủ Đức) - Ảnh: THU HIẾN

Người cao tuổi đang được thăm khám sức khỏe miễn phí tại Trạm y tế phường Linh Trung (TP Thủ Đức) - Ảnh: THU HIẾN

Con số thống kê có được từ việc triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2025 và những năm tiếp theo vừa được UBND TP.HCM ban hành, ngành y tế TP chủ trì thực hiện.

Theo số liệu được Sở Y tế TP.HCM công bố, có 13.773 người trong tổng số 20.079 người cao tuổi thuộc 49 phường, xã được khám sức khỏe và tầm soát bệnh. Trong số này, người có độ tuổi 60 - 69 tuổi chiếm đa số với 61,41% và nữ giới chiếm 62,7%.

Kết quả xác định bệnh lý người cao tuổi đang sinh sống tại TP.HCM mắc phải nhiều nhất hiện nay vẫn là tăng huyết áp với 7.199 người (chiếm 52,27%), kế đến đái tháo đường với 2.070 người (chiếm 15,03%), hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với 367 người (chiếm 2,66%), tiền sử ung thư với 170 người (chiếm 1,23%).

Theo ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM, điều đáng ghi nhận, qua khám sức khỏe còn ghi nhận số trường hợp mới được phát hiện tăng, gồm 1.025 người cao huyết áp, 2.060 người có chỉ số đường huyết cao, 168 trường hợp nghi hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 360 người có dấu hiệu nghi ngờ ung thư được giới thiệu bệnh viện tuyến trên chẩn đoán xác định.

Đặc biệt, qua khám sức khỏe còn phát hiện 420 người có dấu hiệu trầm cảm và 295 người có dấu hiệu lo âu từ nhẹ đến nặng. Về các dấu hiệu suy yếu thể lực, ngành y tế ghi nhận 2.277 người có dấu hiệu tiền suy yếu, 69 người suy yếu và 2.727 người có nguy cơ té ngã.

Bên cạnh đó, ghi nhận 231 người phụ thuộc (người khác) trong các hoạt động sống cơ bản hằng ngày như tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển; 874 người phụ thuộc trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...

Theo ông Thượng, đây chỉ là nhận diện bước đầu về mô hình sức khỏe của người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP.HCM.

"Việc nhận diện này mang ý nghĩa rất quan trọng giúp xác định được mô hình bệnh tật, từ đó đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với sức khỏe người dân, đặc biệt người cao tuổi" - ông Thượng khẳng định.

Người cao tuổi được khám sức khỏe mỗi năm một lần

Kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2025 và những năm tiếp theo được ngành y tế manh nha chuẩn bị từ lâu và được hiện thực hóa bằng quyết định do UBND TP.HCM ban hành đầu tháng 7-2023.

Theo đó, TP.HCM ước chi gần 150 tỉ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho trên 1 triệu người cao tuổi nhằm "đánh chặn" bệnh tật từ xa, giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống cho người cao tuổi.

Đây cũng là hướng đi hoàn toàn phù hợp khi TP.HCM có tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp.

Để hiện thực hóa mong muốn trên, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) cùng các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi xây dựng kế hoạch và thống nhất các nội dung khám sức khỏe, tầm soát các bệnh mạn tính không lây cho nhóm đối tượng ưu tiên hướng tới mục tiêu là tất cả người cao tuổi đều được khám sức khỏe 1 lần/năm.

Thêm 200 người cao tuổi ở TP.HCM được khám sức khỏe, tầm soát hậu COVID-19 miễn phí

Nối tiếp 11 đợt khám sức khỏe miễn phí cho người dân tại nhiều quận, huyện ở TP.HCM, sáng 24-8 có thêm 200 người cao tuổi ngụ phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú) được khám sức khỏe định kỳ, tầm soát hậu COVID-19 miễn phí.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar