02/03/2015 08:24 GMT+7

​Người “cải tử hoàn sinh” những chiếc đồng hồ

MAI HOA
MAI HOA

TT - Ông có đôi bàn tay với những ngón ngắn tủn và múp míp như trái chuối mắn, trông chẳng hợp gì lắm với những món đồ nghề tí hon bày trong cái tủ kính ghi chữ “Sửa đồng hồ”.

Vậy mà suốt 32 năm qua, ông Trần Hồng Tấn đã cặm cụi miệt mài với công việc này bên đường Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM).

Có khách. Một chiếc đồng hồ cũ mất một bên dây, ba cây kim đứng im lìm. Ông ngắm nghía một hồi rồi mỉm cười nhìn chủ nhân của nó, ý chừng như an ủi: “Không sao, sửa được mà”.

Y như rằng. Chưa đầy 30 phút, chiếc đồng hồ đã được “cải tử hoàn sinh”, lại khẽ nhích từng mũi kim nghe tích tắc, tích tắc. Có những gia đình ba bốn thế hệ đều là khách quen của ông. Cũng có những khi ông nhận ra chiếc đồng hồ rồi mới nhận ra chủ nhân của nó.

Tranh thủ lúc vắng khách, ông lôi ra một bọc lỉnh kỉnh 7-8 chiếc đồng hồ đeo tay đủ kích cỡ. Số là sau khi ông chữa thành công cho một chiếc đồng hồ cổ đã xếp kho nhiều năm, cả đại gia đình này đã gom hết tất tật các loại đồng hồ cũ để trong xó tủ, trong hộp kỷ niệm... ra nhờ ông sửa. “Cũng sắp xong rồi. Cứ tập trung làm, lẳng lặng, tĩnh tâm thì nhanh lắm” - ông Tấn nói.

Hỏi ông điều gì làm ông vui nhất trong chừng ấy năm làm nghề? Ông ngẫm nghĩ một lát rồi nói đó là niềm vui sướng của khách hàng khi những chiếc đồng hồ mà họ yêu quý, trân trọng nhất tưởng hết hi vọng nay được ông chữa lành.

Cũng là khi ông tự tay chế tác được một thứ công cụ, một bộ phận nào đó của chiếc đồng hồ còn nhiều tuổi hơn cả mình. Ông nói sự cẩn thận, tỉ mẩn và sáng tạo đối với một người thợ như con mắt mình, quý lắm, nếu không có nó thì không làm nghề được.

Hồi đó, khi ông mới là chàng trai ngoài hai mươi tuổi, thích thú, tò mò xuống học nghề của người thợ già thuê khoảng sân nhà ông để sửa đồng hồ.

Học hết các ngón nghề, nhưng ông cứ kiên trì làm mãi đến ba bốn năm sau mới dám ra nghề, mở một tủ riêng để “lấy tiền thiên hạ”. Cứ đến cuối năm, ông đếm lại thì thấy chưa năm nào sửa dưới 700 cái đồng hồ.

Lại có khách. Ông với tay lấy chiếc kính lúp tròn tròn khẽ cài vào bên mắt phải. Thành thục, chẳng cần phải có dây, có gọng gì, hai mí mắt của ông quắp chặt khiến cái kính phải đứng yên không nhúc nhích.

Thường những người thợ kim hoàn, sửa đồng hồ... vốn phải nhìn liên tục vào những vật nhỏ về già hay mắc những bệnh nghề nghiệp về mắt. Nhưng mắt ông vẫn còn sáng lắm, bình thường không cần đeo kính. Hỏi bí quyết, ông lại cười: “Có gì đâu, đừng nhậu nhiều thì mới giữ được...”.

MAI HOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar