10/06/2014 03:11 GMT+7

Người bị oan luôn gian nan đi tìm công lý

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT - Chiều 9-6, thảo luận về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015, nhiều đại biểu đồng tình đưa nội dung giám sát chuyên đề về “Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước” vào chương trình nghị sự chính thức của Quốc hội.

Các đại biểu cũng ủng hộ hai chuyên đề khác được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất là: kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc quản lý, sử dụng đất đai tại nông trường, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014, do đây đều là những vấn đề bức xúc.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thời gian vừa qua xảy ra không ít oan, sai, đặc biệt có những vụ rất nghiêm trọng. Đòi hỏi đối với mỗi vụ án là phải công khai, công lý, công bằng. Người ngồi sau song sắt bị oan sai trước khi được bồi thường thì có ít nhất năm cái mất: mất vật chất, mất tinh thần, mất sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà nát cửa.

“Nhưng thực tế cho thấy để đi tìm cái công bằng mà mình đã bị tước đoạt là cả quá trình gian nan không dễ chút nào, người bị oan luôn rơi vào thế yếu, phải chịu nhiều thiệt thòi” - bà Khá nhấn mạnh và cho rằng giám sát vấn đề oan, sai là lựa chọn đúng đắn. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cũng nhìn nhận chủ đề oan sai “không thể trì hoãn được”. Ông Lịch đề nghị trong cách thức giám sát cần lựa chọn một số vụ việc cụ thể để làm rõ, bên cạnh những phân tích, đánh giá khái quát về tình hình.

Ngoài ba chủ đề nêu trên, đại biểu Quốc hội cũng đề cập những vấn đề bức xúc khác cần được Quốc hội giám sát. Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) “đề nghị giám sát vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh nợ công tăng nhanh”. Theo bà Nga, vay ODA bên cạnh mặt tích cực cũng có nhiều bất cập. Cho đến nay, qua 20 năm nhận ODA rồi nhưng hành lang pháp lý vẫn chỉ ở mức nghị định. “Chúng ta cần quản lý, sử dụng chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao, tránh để cho con cháu gánh nặng nợ nần. Thực tế, từ những vụ tiêu cực liên quan đến các PMU trước đây, vụ Huỳnh Ngọc Sỹ và gần đây là nghi án liên quan đến dự án đường sắt... cho thấy thường kết thúc bằng vụ án hình sự mà kết quả là đã có người phải đi tù, có người bị cách chức... Quốc hội cần giám sát để bịt ngay các kẽ hở trong quản lý lĩnh vực này” - bà Nga nói.

Chi 16.000 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân, cảnh sát biển, kiểm ngư

Chiều 9-6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về phân bổ sử dụng nguồn tăng bội chi ngân sách nhà nước và giảm chi ngân sách trung ương năm 2013. Theo đó, Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu, trang thiết bị cho cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư với tổng số tiền 16.000 tỉ đồng. Trước đó, cũng với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 với tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.038.451 tỉ đồng; tổng số chi 1.170.924 tỉ đồng; bội chi 173.815 tỉ đồng lấy từ khoản vay trong nước 131.972 tỉ đồng, vay ngoài nước 41.843 tỉ đồng.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar