14/06/2024 18:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người bệnh bỏ tiền túi mua thuốc bảo hiểm y tế, BHXH TP.HCM đề xuất gì?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp đến Bộ Y tế về việc người bệnh phải bỏ tiền túi ra mua thuốc bảo hiểm y tế bên ngoài.

Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM có phiên giải trình công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM có phiên giải trình công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Ngày 14-6, Thường trực HĐND TP.HCM có phiên giải trình công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn TP.

Đảm bảo quyền lợi BHYT cho người bệnh

Ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết nhiều năm qua ngành y tế TP không chỉ đảm nhận chăm sóc sức khỏe cho hơn 10 triệu người dân đang sinh sống trên địa bàn, mà còn tiếp nhận hàng triệu người bệnh từ các địa phương khác và cả nước ngoài.

Với số lượng cơ sở khám chữa bệnh rộng khắp và số lượt khám chữa bệnh tăng cao liên tục, việc cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị thật sự là thách thức lớn của TP.

Đại biểu đặt câu hỏi về việc người bệnh phải bỏ tiền túi ra ngoài mua thuốc bảo hiểm y tế có được bảo hiểm y tế chi trả?

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM - cho biết hiện nay chưa có quy định thanh toán trả lại cho người bệnh, Bộ Y tế đang dự thảo thông tư đảm bảo quyền lợi của người bệnh.

Hiện ngành BHXH TP đang góp ý, nếu đề xuất để bảo hiểm thanh toán lại sẽ trái với luật khám chữa bệnh, do cung ứng thuốc cho bệnh nhân thuộc cơ sở khám chữa bệnh.

Cũng theo bà Hằng, thời gian qua nguồn cung ứng thuốc bị gián đoạn do thiếu nguồn cung, thông tư, đấu thầu về thuốc chậm một số mặt hàng sẽ thiếu, không mua được...

BHXH TP.HCM đã đề xuất giải pháp phải mở rộng đấu thầu tập trung cấp địa phương để bệnh viện nào thiếu thuốc sẽ được bệnh viện khác điều tiết qua lại.

Nếu để theo cơ số đấu thầu thuốc riêng, lẻ như hiện nay, bệnh viện nào hết nếu mua sắm không kịp dẫn đến thiếu thuốc.

Ngoài ra, bệnh viện phải dự trù được cơ số thuốc, lượng thuốc trong 3 - 6 tháng để tổ chức đấu thầu.

"Dự thảo về thanh toán lại tiền mới đây của Bộ Y tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: người bệnh nghèo phải đợi làm thủ tục đến cơ quan bảo hiểm thanh toán, nhân lực BHXH phải thẩm định từng toa thuốc, vất vả người bệnh...", bà Hằng nói.

Khó quản lý thuốc trên không gian mạng

Tại phiên giải trình, đại biểu Trần Thị Phương Hoa đặt vấn đề việc quản lý quảng cáo thuốc trên không gian mạng.

Giải trình nội dung này, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Nguyễn Ngọc Hồi cho biết hiện nay có 22 triệu tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, trong đó tài khoản Zalo chiếm 16 triệu.

Đa phần tài khoản đều xuyên biên giới, các dữ liệu nằm ở nước ngoài nên việc quản lý thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông, các dữ liệu quốc gia để định danh tài khoản sở thông tin và truyền thông các tỉnh/thành không được cung cấp.

Theo ông Hồi, việc quảng cáo trên không gian mạng hiện nay biến tấu rất nhiều hình thức, không chỉ là chèn quảng cáo mà hình thành hẳn các video clip tiểu phẩm gắn với nội dung quảng cáo; thậm chí có nhiều hình thức cắt ghép từ thông tin của các cơ quan báo chí chính thống để tạo niềm tin cho người dân…

Do đó, việc rà soát và phát hiện các quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng cực kỳ khó khăn.

Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông quản lý và xử lý theo nghị định 72 về quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cũng nhìn nhận việc quảng cáo thực phẩm chức năng trên các trang mạng xã hội hiện nay còn tràn lan, sai sự thật.

Việc kiểm tra chất lượng thực phẩm chức năng; kiểm nghiệm thực phẩm chức năng có chứa dược liệu còn nhiều khó khăn; tỉ lệ thực phẩm chức năng vi phạm về chất lượng hằng năm còn cao (7-8%/tổng số mẫu được kiểm tra)…

Qua đó, bà Lệ đề nghị UBND TP trên cơ sở thực tiễn, đánh giá, tổng hợp đầy đủ các vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách, pháp luật kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương kịp thời tháo gỡ.

Thuốc đầu tay cho người bệnh cũng khan hiếm

Tại phiên giải trình, bà Hoàng Thị Diễm Tuyết - giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) - cho biết ngoài thuốc hiếm khó tiếp cận được, hiện nay thuốc rẻ cũng khan hiếm.

Nguyên nhân là do quá rẻ nên các công ty nhập về không có lợi nhuận cao, như thuốc cao huyết áp cho bà bầu.

Đây là những "thuốc đầu tay", bệnh viện bắt buộc phải sử dụng thuốc khác đắt hơn, do đó cần phải có cơ chế, chính sách.

Bộ Y tế hướng dẫn bệnh viện đấu thầu, khắc phục tình trạng thiếu thuốc

Bộ Y tế vừa ban hành liên tiếp bốn thông tư hướng dẫn liên quan đến danh mục thuốc được đàm phán giá và quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập. Các thông tư hướng dẫn được Bộ Y tế kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng thiếu thuốc hiện nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên, đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar