15/10/2016 18:15 GMT+7

Người bảo tồn văn hóa Cơ Tu

TRƯỜNG TRUNG - VIỆT HÙNG
TRƯỜNG TRUNG - VIỆT HÙNG

TTO - Ở tuổi 91, già Y Kông (thôn Tống Cói, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) vẫn miệt mài đi tìm và quảng bá những giá trị văn hóa của người bản địa.

Già Y Kông và không gian riêng trong nhà của ông - Ảnh: VIỆT HÙNG

Sau bao năm tích lũy, ngôi nhà nhỏ của ông không chỉ là không gian riêng của gia đình mà đã trở thành Bảo tàng Dân tộc Cơ Tu thu nhỏ, được ngành văn hóa tỉnh Quảng Nam đưa vào danh sách một trong những điểm tham quan của các tour du lịch cộng đồng phía tây Quảng Nam.

Chỉ đến khi thật sự an dưỡng tuổi già, ông Y Kông mới có thời gian bầu bạn với núi rừng. Ông chuyên tâm sưu tầm, phục chế không gian văn hóa và các loại nhạc cụ của người Cơ Tu.

“Khi mình nói sẽ xây dựng một kho cất giữ văn hóa Cơ Tu, có nhiều người đã tình nguyện hiến tặng, cũng có những cái đã mất tích thì mình cùng họ chắp vá ký ức để chạm khắc. Tuổi cao mắt mờ, sức yếu nên cứ khỏe là làm, mệt thì nghỉ, riết rồi nó cũng xong. Như chiếc quan tài một đầu tạc trâu, một đầu tạc voi T'rang Ch'ríh tôi phải chế tác tới sáu tháng” - ông Y Kông nói.

Qua bàn tay tài hoa của ông, những thớ gỗ vô tri đã hóa thân thành những tượng người, tượng linh vật, tượng thần linh sông núi với đầy đủ hình hài, trạng thái khác nhau.

Dắt chúng tôi qua ngôi nhà Gươl nhỏ, già Y Kông giới thiệu hơn 100 hiện vật được ông sưu tầm, chế tác trong những năm qua.

Số hiện vật này gồm các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, đồ dùng phục vụ sản xuất, săn bắn, hái lượm, các loại nhạc cụ của người Cơ Tu, đồ dùng được sử dụng trong các lễ hội như cồng, chiêng, các tượng thần linh, các biểu tượng văn hóa tinh thần của người Cơ Tu.

Nhưng Y Kông nói điều khiến ông hài lòng nhất chính là việc tìm lại được những điệu “dân ca” của người Cơ Tu là điệu hát lý, nói lý mà ông từng nghe từ khi tuổi mới đôi mươi.

Theo ông Y Kông, trong bảo tồn, nỗi lo về tinh thần là quan trọng hơn cả. Bởi hiện nay trong văn hóa người Cơ Tu đang dần mất đi những giá trị đó.

“Nhà Gươl, tượng nhà mồ hay những giá trị vật chất có thể tồn tại hàng trăm năm, thậm chí qua ảnh cũng được. Nhưng nếu giá trị tinh thần mà mất đi qua một thế hệ thì khó bảo tồn được” - ông nói.

TRƯỜNG TRUNG - VIỆT HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar