31/05/2016 16:29 GMT+7

Người anh của bệnh nhi hiểm nghèo

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - Không quản ngại ngày hay đêm, mỗi khi bệnh nhi trong Viện Huyết học - truyền máu trung ương (Hà Nội) cần đến mình thì Trần Thanh Luân (29 tuổi, ở Q.Hà Đông, Hà Nội) lại chạy đến với các em.

Trần Thanh Luân phát đồ chơi cho các bé trong buổi sinh hoạt tại khoa bệnh máu trẻ em (Viện Huyết học - truyền máu trung ương) - Ảnh: QUANG THẾ

Công việc hằng ngày của Luân là quản lý một phòng vé máy bay ở Q.Hà Đông, nhưng đã từ nhiều năm nay anh và mấy người bạn thiện nguyện của mình luôn dành thời gian bên bệnh nhi - những em nhỏ không quen biết đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau.

Luân bảo rằng động lực để gắn bó với các bệnh nhi, mang lại tiếng cười cho các bé là đã trực tiếp thấy nhiều bé bị bệnh tật giày vò và nỗi sợ hãi ở những người thân của các em khi các em có nguy cơ lìa bỏ cuộc đời vì mắc căn bệnh hiểm nghèo về máu.

“Trong số hàng trăm em mà mình biết cách đây năm năm đến nay chỉ còn vài em. Người lớn điều trị bệnh này còn không chịu được vì rất đau đớn thể xác thì làm sao các bé có thể chống chọi lại với bệnh tật lâu được. Tôi muốn góp sức nhỏ bé của mình xoa dịu nỗi đau của các em và gia đình...” - Luân buồn rầu nói.

Mặc dù đi lại còn khó bởi vừa phải trải qua những ngày truyền thuốc, xạ trị, bé Minh Quang (4 tuổi, quê ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình) cứ muốn xuống khỏi ghế để được chơi với các bạn. Chị Thu (27 tuổi, mẹ Minh Quang) tâm sự: “Trong bệnh viện đông trẻ lắm nhưng ít có tiếng cười, hôm nào thấy chú Luân và bạn chú đến là mấy đứa trẻ cười đùa thoải mái”.

Phần lớn các bé điều trị tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương ở độ tuổi từ 4 - 7 tuổi. Có bé chuẩn bị đi học thì phát hiện bệnh, bé đang học phải bỏ dở việc học. Cũng chính vì thế nên căn phòng nhỏ ở khoa bệnh máu trẻ em được tận dụng tối đa để phục vụ giải trí, ôn văn hóa khi các bé nhớ trường, nhớ lớp.

Trong phòng có đàn piano, tranh, đồ chơi xếp hình, thú bông và có rất nhiều bút chì màu để bệnh nhi sáng tạo. Và ở đó vẫn luôn có hình bóng những tình nguyện viên như Luân xuất hiện thường xuyên vào cuối tuần để kề cận, an ủi, kể chuyện, bày trò chơi cho các em.

Chị Đặng Thị Thanh Nhàn (27 tuổi, quê Hải Dương) - mẹ của một bệnh nhi - phát biểu: “Xã hội này mà có thêm nhiều người như chú Luân thì hạnh phúc biết bao nhiêu”.

QUANG THẾ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar