17/07/2014 12:14 GMT+7

Ngư dân trở về trong nước mắt

QUỐC NAM
QUỐC NAM

TT - 17g ngày 16-7, tàu cá QB 93256 đã cập bến tàu xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) chở bảy ngư dân của làng biển Hải Đông cùng sáu ngư dân Quảng Ngãi trở về sau hơn 20 ngày bị Trung Quốc bắt giữ.

Phóng to
Phút giây trùng phùng của hai mẹ con thuyền trưởng Lê Chí Thành sau hơn 20 ngày bị Trung Quốc bắt giữ - Ảnh: Quốc Nam
Hai mẹ con ngư dân Trần Minh Tuấn (phải) trong ngày gặp lại - Ảnh: Quốc Nam

Thuyền trưởng Lê Chí Thành ôm chầm lấy mẹ. Những giọt nước mắt đã rơi vì vui sướng. Theo sau, sáu thuyền viên khác cũng được đón trong vòng tay người thân. Bà Hoàng Thị Nghĩa, mẹ của ba trong số bảy ngư dân vừa trở về, nói: “Cả nửa tháng không một tin tức của con. Cứ tưởng cả mấy đứa đã gặp nạn ở đâu rồi. Tối qua nghe tivi báo tin con được trở về, cả làng Hải Đông mừng như hội”.

21 ngày vật vờ trên tàu

Còn nguyên vẻ mệt mỏi sau chuyến hành trình dài trở về, thuyền viên Nguyễn Anh Hùng của tàu QB 93256 vẫn kể rành rọt từng lời quá trình bị bắt giữ trên biển. Hùng cho biết tàu QB 93256 ra biển từ ngày 22-6 trong niềm hi vọng về một sự khởi đầu suôn sẻ khi vừa mua được chiếc tàu mới. Ba ngày sau, khi tàu vừa đến tọa độ 18’10 độ vĩ Bắc, 107’48 độ kinh Đông thuộc vùng biển vịnh Bắc bộ thì bất ngờ bị chết máy. Tàu buộc phải thả trôi tự do để tìm cách khắc phục. Đến ngày 25-6, tàu trôi về vị trí 18’10 độ vĩ Bắc, 109’12 độ kinh Đông, thuộc vùng biển gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Đúng trưa 25-6, hai tàu hải giám Trung Quốc cập vào. Một chiếc quây phía trước, một chiếc đâm phía sau đẩy tàu QB 93256 hướng về phía đảo Hải Nam. Đó là lúc những thuyền viên trên tàu biết rằng tàu mình đã bị Trung Quốc bắt giữ. Một thuyền viên trên tàu chỉ kịp nói qua máy bộ đàm: “Tàu em bị bắt rồi”.

Tàu QNg 94912S hiện đã bị tịch thu, sáu ngư dân trở về tay không. Ngư dân Võ Lành, tàu QNg 94912, nói đã từng bị Trung Quốc bắt một lần trước đó nhưng chỉ bị lập biên bản chụp hình rồi thả về. “Trung Quốc thu tàu này thì tụi tui về đóng tàu khác tiếp tục đi” - anh Lành nói.

Suốt 10 ngày sau đó, những thuyền viên này phải sống trên tàu, ăn lương thực tự mang theo. Xen giữa đó là những cuộc thẩm vấn của các cơ quan chức năng phía Trung Quốc. Ngày 10-7, nhân viên của Lãnh sự quán Việt Nam đến hỏi thăm. “Khi mới bị bắt, chúng tôi đã khai báo rõ ràng với phía Trung Quốc không phải tàu chúng tôi cố ý vào vùng biển gần đảo Hải Nam để đánh bắt, mà chỉ là bị hỏng máy nên trôi dạt vào. Phía Trung Quốc cũng ghi vào bản khai y như thế, nhưng không hiểu sao chúng tôi vẫn bị giữ đến 21 ngày mới được thả về” - anh Hùng nói.

Trong chuyến trở về lần này, tàu QB 93256 không chỉ mang theo bảy ngư dân của xã Quảng Phú mà còn có sáu ngư dân của Quảng Ngãi. Sáu ngư dân này bị Trung Quốc bắt giữ ngày 3-7 và cùng bị đưa về một cảng ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam (Trung Quốc). Họ bị phía Trung Quốc tịch thu tàu nên phải đi nhờ tàu QB 93256 về Việt Nam. Ngư dân Võ Tân Tèo, thuyền trưởng tàu QNg 94912, kể tàu anh vừa đến đánh cá tại vùng biển vịnh Bắc bộ được vài ngày thì bị tàu Trung Quốc đến bắt đi. Anh Tèo nói xung quanh vị trí của tàu QNg 94912 thời điểm đó có rất nhiều tàu đánh cá của Việt Nam cùng đánh bắt cá, nhưng phía tàu Trung Quốc chỉ bắt tàu này.

Người dân ở làng biển Hải Đông (Quảng Phú, Quảng Trạch) ra bến tàu ngóng ngư dân bị Trung Quốc bắt trở về - Ảnh: Quốc Nam

Sẽ tiếp tục ra khơi

18g, bến tàu Hải Đông vẫn chưa ngớt người. Sáu ngư dân Quảng Ngãi đã được trạm biên phòng tạo điều kiện về nhà ngay trong đêm. Riêng bảy ngư dân Quảng Bình vẫn được xóm làng vây quanh hỏi thăm tình hình. Cả bảy người gầy sọp đi vì 21 ngày bị bắt giữ và phải ăn quá nhiều đồ khô và chặng hành trình dài trở về. Ngôi nhà thuyền trưởng Lê Chí Thành có lẽ đông người đến thăm hỏi nhất. Trong nhà, ngoài thuyền trưởng Thành còn có hai người khác là em vợ của anh Thành cũng đi trên tàu. Bố vợ của anh Thành cũng là một lão ngư năm nay đã 61 tuổi. Nếu ngày khởi hành không tìm ra người thì cả bố vợ anh Thành đã có mặt trên chuyến tàu này.

Sau khi bị Trung Quốc bắt, hơn 1 tấn hải sản trên tàu đã bị phía Trung Quốc tịch thu. Máy định vị cũng bị vỡ, một số ngư cụ cũng như dụng cụ sửa chữa tàu thuyền bị thu giữ. Tàu của anh Thành được thả về chỉ với duy nhất một chiếc la bàn. Ngoài ngư cụ, máy định vị, số hải sản đánh bắt được trên tàu (đã bị lấy mất) cũng có giá trị khá lớn. Hơn 150 triệu đồng đối với gia đình anh Thành là một số tiền không nhỏ để có thể khắc phục ngay được. Tuy nhiên, anh vẫn cương quyết rằng dù thiệt hại bao nhiêu cũng sẽ tiếp tục vay tiền để sắm lại ngư cụ ra khơi. “Mình là dân biển, không thể bỏ biển được” - thuyền trưởng Thành khẳng định.

QUỐC NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mưa lớn ở Biên Hòa, bé gái 10 tuổi nghi bị cuốn trôi, cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm

Chiều 24-5, cơn mưa lớn ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đã gây ngập nước một số nơi, nghi cuốn trôi một bé gái 10 tuổi xuống suối.

Mưa lớn ở Biên Hòa, bé gái 10 tuổi nghi bị cuốn trôi, cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực cửa sông Trà Cú

UBND tỉnh Trà Vinh quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụp, lún công trình kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ở thị xã Duyên Hải, và tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở khu vực cửa sông Trà Cú, huyện Trà Cú.

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và khu vực  cửa sông Trà Cú

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar