11/10/2013 17:48 GMT+7

Ngọt ngon và kỳ thú cá leo

HOÀI VŨ
HOÀI VŨ

TTO - Mùa nước tràn đồng cũng là mùa giao phối, cá leo lại "leo" lên ruộng lúa tìm nơi lý tưởng để “làm tình”. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bà con ngư dân chuẩn bị đồ nghề "rượt cá leo".

Phóng to
Cá leo vừa mới dỡ chà - Ảnh: H.Vũ

Thích sống dọc theo bờ sông và kênh rạch và đến mùa nước lên, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch, cá leo lại "leo" lên ruộng lúa tìm nơi lý tưởng để giao phối.

Đó là lúc nước vừa tràn đồng, mưa rơi lất phất, đăc biệt vào những đêm trăng thượng tuần, con đực con cái từ các sông ngòi, kinh rạch phóng lên mặt ruộng xâm xấp nước để đùa giỡn và làm nhiệm vụ truyền giống.

Tác giả Trần Văn, người từng chứng kiến cảnh rượt cá leo đã có đoạn mô tả thật hấp dẫn: “Các cô cậu cá leo làm tình mùi mẫn, quần nhau cho bằng thích, rượt đuổi nhau tung tóe nước, lấp lánh dưới ánh trăng bàng bạc”.

Cá leo là một loài cá nước ngọt có nhiều ở khu vực sông Tiền và sông Hậu, đặc biệt các vùng gần biên giới Việt Nam - Campuchia như Châu Đốc, Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp)… Thuộc loài cá da trơn, mình cá leo dẹp và dài, đầu to, miệng móm, môi trớt giống như cá trèn bầu nhưng to hơn nhiều, có con nặng đến 3-4 kg.

Các vùng gần biên giới Việt Nam - Campuchia như Châu Đốc, Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp)… một thời nổi tiếng với nghề săn bắt cá leo.

Khác cá trèn, cá kết cùng loại, cá leo "làm tình" rất sôi nổi, dữ dội, không phải một cặp mà có đến hàng chục cặp đuổi nhau làm tung tóe mặt nước trắng xóa. Thậm chí những cặp ham vui, "leo" lên tới chỗ cạn, mắc kẹt rồi vùng vẫy chờ chết.

Gặp nơi nước sâu chúng chỉ làm cho mặt nước dợn sóng nhưng cũng không qua mắt được những ngư dân thiện chiến. Chính vì vậy mà dân gian mới gọi là “cá leo”. Và đây cũng là thời điểm thích hợp để bà con ngư dân chuẩn bị đồ nghề săn bắt (người vùng Châu Đốc xưa gọi là rượt cá leo).

Dụng cụ để bắt cá leo rất đơn giản, thường chỉ cần duy nhất cái nơm. Khi phát hiện mặt nước dợn sóng, người ta theo dõi và chờ đợi khi nào cá xuất hiện là dùng nơm để chụp, một cách dễ dàng.

Nhưng đó là chuyện của hai ba mươi năm về trước. Bây giờ loài cá nầy rất hiếm và quý nên bà con phải khai thác bằng cách dỡ chà, giăng lưới, giăng câu…

Anh Nguyễn Văn Thiên, một tay lưới nổi tiếng ở An Phú - An Giang cho biết cá leo xuất hiện nhiều vào mùa nước nối nhưng rất khó đánh bắt. Do vậy giá cả thường cao hơn các loài cá khác.

Thịt cá leo săn chắc, thơm ngon, ngọt và béo lại không xương nên được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như cá leo chiên tươi, ướp muối chiên, kho lạt, nướng, nấu canh chua… món nào cũng có đẳng cấp. Và một trong những món ngon độc đáo mà các nhà hàng thường chế biến phục vụ cho du khách hiện nay là cá leo nướng muối ớt.

Phóng to
Dỡ chà bắt tìm bắt cá leo - Ảnh: H.Vũ
Phóng to
Cá leo nướng muối ớt - Ảnh: H.Vũ
Phóng to
Cá leo kho lạt - Ảnh: H.Vũ

Muốn chế biến ngon trước hết phải chọn mua những con còn tươi sống đem về làm sạch nhớt bằng cách rửa nước ấm hoặc nước muối, móc bỏ mang, ruột, cắt bỏ vây, để cho ráo nước. Sau đó đem cá ướp với tỏi, ớt, chút bột nêm và bột ngọt cho thấm đều trước khi đem nướng trên bếp than hồng hoặc bếp điện.

Trong khi nướng, phải trở cá thường xuyên, xát thêm muối ớt và dầu ăn nhiều lần cho đến khi da cá chuyển màu, mỡ cháy xèo xèo, bốc mùi thơm lựng là cá chín. Đặc biệt cá leo da mỏng, thịt mau chín nên khi nướng tránh cháy khét, mất ngon.

Nước chấm thích hợp nhất với món cá nướng là nước mắm chua cay hoặc muối ớt vắt chanh. Món này có thể ăn chung với bún hoặc cuốn bánh tráng kèm thêm các loại rau, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế... Có thể coi đây là món ngon đặc sản, thịt cá lại hiền, bổ dưỡng và ăn ít ngán nên mọi người đều ưa thích.

HOÀI VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar