08/02/2013 21:31 GMT+7

Ngọt ấm chè lam

CÚC HỌA MY
CÚC HỌA MY

TTO - Năm nào cũng vậy, gần 29 tết, tôi lại nhận được điện thoại của cô bạn xứ Đoài, giọng râm ran niềm vui: “Có chè lam mẹ mình gửi ra rồi nhé!”.

Tôi hân hoan không kém, món quà quê bạn giống như một lời nhắc nhớ ngọt ngào, tết sắp về nữa rồi…

Phóng to
Thưởng chè lam - Ảnh: C.H.M.

Chè lam vốn được coi là món đặc sản của nhiều vùng miền nhưng ngon nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc là chè lam vùng Thạch Xá, Thạch Thất (Hà Tây xưa) từ lâu được biết đến với di tích chùa Tây Phương. Nếu bạn có dịp dạo chơi khắp xứ Đoài, đến đâu bạn cũng có thể nhận được những lời mời chào ngọt lịm: “Mua chè lam về làm quà đi bác!”.

Miếng chè lam nhìn dân dã, đơn sơ nhưng ẩn chứa trong đó những nét độc đáo riêng có của một vùng cư dân nông nghiệp lâu đời.

Trong cái lạnh giá của mùa đông xứ bắc, thưởng thức một miếng chè lam, cảm nhận vị dẻo thơm của nếp xen lẫn với vị cay dịu dàng của gừng, vị ngọt đậm đà của mật mía, cái bùi ngậy của lạc rang... Chà, cứ như vừa nhen lên một ngọn lửa ấm ở trong lòng vậy.

Gọi là chè nhưng không phải một món ngọt có nước, một thứ bánh mứt thì đúng hơn. Nguyên liệu chính làm chè lam rất đỗi đơn sơ: gạo nếp, củ gừng già, mật mía, lạc nhân... Nhưng lại rất kỳ công để làm chè lam theo cách truyền thống. Người ta chọn thóc nếp già đổ vào chảo rang vừa lửa cho đến khi thóc nở thành hoa trắng muốt thì đem sàng sảy cho hết vỏ trấu. Những bông hoa gạo trắng khi đó đem xay sẽ thành thứ bột mịn, mềm, trắng xốp và thơm tho.

Mùa rét cũng là mùa mía ngọt, nhà nào cũng tự sản xuất một hũ mật mía để dùng quanh năm không chỉ để làm chè lam mà còn nấu chè con ong, nhân bánh trôi. Lạc nhân được rang vàng, gừng già thái sợi.

Chuẩn bị đủ nguyên liệu rồi, đem quấy đều trong chảo. Để có được thứ bột bánh dẻo dai, phải kiên trì đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau. Bột chín, còn một bước quan trọng không kém là “vây bột” như cách nói của dân địa phương. Người làm bánh nhanh tay ngào hỗn hợp dẻo quánh, rắc cho bánh chè lam một lớp bột áo chống dính, dùng lực vỗ đều khối bột tãi mỏng dần để có độ dày vừa đủ. Bánh được cán thành những thỏi dài vừa cầm, dễ ăn và tiện đóng gói.

Mỗi nghệ nhân làm chè lam có những bí quyết riêng. Bí quyết canh lửa để rang thóc nếp nở bung trắng tinh khiết, bí quyết nấu ra thứ mật mía trong suốt, bí quyết pha trộn các thứ nguyên liệu sao cho chúng quyện chặt lại với nhau, dẻo mềm, thơm phức. Những người phụ nữ tảo tần năm xưa muốn cái tết của con trẻ rộn ràng hơn, thường tự làm vài bánh chè lam, lại trộn vào đó cả tình thương của mình nên vị bánh là duy nhất.

Phóng to
Những miếng chè lam dẻo thơm - Ảnh: C.H.M.

Người xứ Đoài tự hào về món chè lam quê mình giờ có tên trong danh sách những món quà quê đặc sản, được sản xuất hàng loạt, đóng gói kỹ càng, có xuất xứ, tên tuổi rõ ràng theo chân người đi muôn ngả. Cuộc sống của người dân làng nghề chè lam cũng vì thế mà thêm phần dư dả. Nhưng người xứ Đoài gốc hay luyến tiếc vị chè lam nguyên bản được bàn tay của bà, của mẹ chăm chút làm ra mỗi độ tết về.

Hồi đó, trên bàn trà tết chỉ có duy nhất một đĩa chè lam chứ không có nhiều bánh kẹo rình rang như bây giờ. Nước uống không thể thiếu khi thưởng thức với chè lam là chè xanh hãm với nước mưa trong suốt và ngọt mát. Thứ nào cũng đậm đà, ấm áp khiến người ta muốn xích lại gần nhau hơn.

CÚC HỌA MY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar