12/05/2015 08:01 GMT+7

Ngổn ngang với ma trận và lời phê "sinh sản vô tính"

LÊ PHƯƠNG TRÍ
LÊ PHƯƠNG TRÍ

TT - Những ngày này, các trường tiểu học đang bước vào giai đoạn tổng kết năm học - cũng là năm đầu tiên thực hiện theo thông tư 30.

Một tiết luyện viết của học sinh lớp 1/1 Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Đến thời điểm này, nhiều giáo viên như tôi vẫn còn băn khoăn về tính hiệu quả thực tế của thông tư.

Ở cuối năm học, giáo viên lại tiếp tục “tập chép” lời phê từ sổ này sang sổ khác như học kỳ 1. Tuy nhiên, giáo viên đã bớt đau đầu, giảm được thời gian để suy nghĩ ra những lời phê. Bởi từ sau học kỳ 1, những lời phê kiểu “sinh sản vô tính” đã được nhiều đồng nghiệp email cho nhau, đưa lên mạng xã hội đầy rẫy... cứ thế mà thầy cô chọn lựa lời phê để chép. Vì vậy, lời phê của học sinh lớp này giống học sinh lớp khác, thậm chí học sinh không cùng khối lớp, không học cùng trường nhưng có lời phê giống nhau cũng là chuyện hiển nhiên.

Các thầy cô chỉ có thể đặt bút phê những học sinh nổi trội hoặc có vấn đề cần lưu ý về học tập, năng lực, phẩm chất mà thôi. Còn những học sinh không có gì đặc biệt thì thầy cô đành phải sao chép lời phê để bớt đi phần nào sự cực nhọc khi giải quyết “một đống ngồn ngộn” hồ sơ sổ sách.  Sự quá tải và bất hợp lý dẫn đến thực trạng trên là điều không thể tránh khỏi.

Cũng theo thông tư 30, giáo viên phải ra đề kiểm tra. Việc ra đề kiểm tra không có gì khó khăn nếu như không buộc giáo viên phải làm ma trận trước khi ra đề kiểm tra, buộc tỉ lệ đánh giá nhận thức của học sinh thể hiện qua đề kiểm tra là những con số “cứng nhắc”: 50% là nhận biết, 30% là thông hiểu và 20% là vận dụng.

Việc làm ma trận trước rồi dựa vào đó để làm đề kiểm tra không phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Vậy là đa số thầy cô đã làm theo “quy trình ngược”, nghĩa là ra đề trước rồi dựa vào đó để làm ma trận sau, rồi nộp đủ như yêu cầu của ngành! Một số thầy cô không hiểu ma trận, không tính được chính xác tỉ lệ nhận thức theo yêu cầu, đành mượn đề kiểm tra của đồng nghiệp, giữ nguyên các dạng trong đề cho đúng với ma trận, chỉ sửa lại số hay câu văn... Giáo viên chưa thông suốt, chưa rành rẽ mà đã vội vã thực hiện dẫn đến một thực tế như thế.

Theo thông tư 30, học sinh không đạt yêu cầu ở kỳ kiểm tra cuối năm sẽ được kiểm tra lại nhiều lần, và thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy sẽ chịu trách nhiệm bổ sung kiến thức sau mỗi lần kiểm tra không đạt, để các em tiếp tục kiểm tra lần sau. Sẽ có bao nhiêu giáo viên bỏ hết thời gian nghỉ hè của mình để rèn những học sinh yếu kém cho đến khi các em kiểm tra lại đạt yêu cầu?

Đã có giáo viên phát biểu: “Lên lớp, thi lại đều trong tay mình, tự mình làm khổ mình chi vậy?”… Chỉ có thể chấp nhận việc học sinh tiểu học ở lại lớp là bình thường và không tính thi đua giáo viên thì mới có kết quả học tập thực chất.

Những ưu điểm trên lý thuyết qua thông tư 30 đã được nêu ra rất nhiều. Nhưng những vấn đề trong thực tế thực hiện suốt một năm qua đã làm những người trong cuộc như tôi hay tất cả những ai quan tâm đến giáo dục tiểu học đều trăn trở, lo lắng.

LÊ PHƯƠNG TRÍ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 giáo viên và 7 triệu học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường đại học Văn Hiến vừa tổ chức Lễ ký kết đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu doanh nghiệp năm 2025, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp, tạo việc làm, môi trường học tập thực tế và đào tạo nguồn nhân lực đúng với nhu cầu tuyển dụng.

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar