19/09/2021 13:08 GMT+7

Ngoại trưởng Pháp: Đang có cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa các đồng minh

TRẦN PHƯƠNG - HỒNG VÂN
TRẦN PHƯƠNG - HỒNG VÂN

TTO - Phát biểu trên Đài France 2 ngày 18-9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định đã có 'sự dối trá, hai mang' đằng sau thỏa thuận AUKUS, dẫn đến sự mất lòng tin giữa các bên.

Ngoại trưởng Pháp: Đang có cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa các đồng minh - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian - Ảnh: REUTERS

Ông Le Drian cũng thừa nhận đang có "cuộc khủng hoảng nghiêm trọng" giữa các đồng minh. 

Tuy nhiên, trong phát biểu ngày 19-9, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton khẳng định Úc không lừa dối Pháp vì đã chính thức nêu quan ngại với Pháp về hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỉ USD vào thời điểm năm 2016, trong đó có quan ngại "hợp đồng đã bị đội giá cao hơn nhiều" so với dự kiến. 

"Những ý kiến ​​cho rằng Chính phủ Úc không nêu lên quan ngại của mình là vô lý. Thành thật mà nói, những gì thể hiện công khai cho thấy chắc chắn Úc đã công khai lo ngại của mình từ lâu" - Bộ trưởng Dutton phát biểu trên Đài Sky News. 

Trước đó, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết ông đã "bày tỏ quan ngại sâu sắc" về thỏa thuận mua tàu ngầm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tháng 6-2021, và nói rõ rằng Úc cần đưa ra quyết định dựa trên lợi ích quốc gia. 

Theo thủ tướng Úc, cũng vào tháng 6-2021, AUKUS đã được chuẩn bị và nhất trí trên nguyên tắc từ hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh và việc tuyên bố mới đây chỉ là thủ tục công khai và thực thi.

Qua truyền thông, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian chọn sử dụng những ngôn từ không hề ngoại giao với Úc, Mỹ và Anh. Ông gọi thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh, Úc và việc Canberra hủy hợp đồng trị giá 40 tỉ USD mua 12 tàu ngầm của Pháp là "đòn đâm sau lưng" Paris.

Trả lời câu hỏi vì sao không triệu hồi đại sứ ở Anh, Ngoại trưởng Pháp cho biết: "Với Anh, chúng tôi biết tính cơ hội thường xuyên của họ, vì vậy không cần phải triệu đại sứ tại Anh về. Hơn nữa, Anh dường như chỉ là một đối tác phụ trong AUKUS".

Báo L’Express của Pháp nhận định thỏa thuận AUKUS giữa Úc, Mỹ và Anh đã thay đổi tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ muốn răn đe mọi hành động hiếu chiến của Trung Quốc nhưng động thái này khiến Pháp và châu Âu bị thiệt hại.

Ngoại trưởng Pháp: Đang có cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa các đồng minh - Ảnh 2.

Tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss dự cuộc họp nội các ngày 17-9 tại London - Ảnh: REUTERS

Tìm giải pháp ngoại giao 

Ngày 18-9, Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết phía Mỹ sẽ tìm cách giải quyết khác biệt với Pháp trong vài ngày tới, nhấn mạnh rằng Paris là một đồng minh quan trọng của Washington.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Úc Marise Payne đang có mặt tại Washington cũng bày tỏ hy vọng sẽ làm việc với Pháp để Paris hiểu "chúng tôi coi trọng quan hệ song phương như thế nào và những gì chúng tôi muốn tiếp tục làm việc chung".

Ngoại trưởng Mỹ, Anh sẽ đối mặt trực tiếp với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian đang đầy giận dữ tại cuộc họp của 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 21-9 tại New York. 

Theo tờ The Observer, chuyến công du Mỹ của tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss sẽ là một thử thách lớn trong bối cảnh bà chỉ mới nhậm chức vài ngày và dự kiến đến New York để thể hiện chính sách đối ngoại mới của Anh.

Theo giới phân tích, những phản ứng ngoại giao và việc Pháp triệu đại sứ tại Mỹ, Úc về nước chỉ mới là bề nổi. "Còn hơn cả cãi vã ngoại giao, việc Pháp rút đại sứ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm" - ông Peter Ricketts, cựu đại sứ Anh tại Pháp, nhận định với Đài BBC.

"Đối với người Pháp, điều này giống như một sự đổ vỡ hoàn toàn niềm tin giữa các đồng minh và gieo nghi ngờ về vai trò của NATO. Nó gây rạn nứt lớn giữa liên minh NATO… Còn Anh cần một liên minh NATO hoạt động tốt.

Tôi nghĩ mọi người đã đánh giá thấp tác động mà thỏa thuận này gây ra tại Pháp, và việc nó có thể bị coi là một sự sỉ nhục và phản bội trong năm mà Tổng thống (Emmanuel) Macron ra tranh cử trong một cuộc đua rất sít sao với phe cánh hữu” - ông Ricketts nhận định.

AUKUS: Liệu pháp sốc kiểu Úc

TTO - Thỏa thuận tay ba AUKUS về việc Anh và Mỹ đồng ý trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Úc hứa hẹn sẽ thay đổi mạnh mẽ cục diện địa chính trị, không chỉ ở Nam Thái Bình Dương hay Biển Đông.

TRẦN PHƯƠNG - HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: AUKUS Tàu ngầm Pháp Úc Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào một thế lưỡng nan ngày càng rõ nét.

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Kharkov bị tấn công trong đêm, Nga hoãn hủy hàng trăm chuyến bay

Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng drone của Nga trong đêm đã khiến 27 người bị thương tại thành phố Kharkov.

Kharkov bị tấn công trong đêm, Nga hoãn hủy hàng trăm chuyến bay

Thủ tướng nêu 3 đề xuất tại thượng đỉnh BRICS mở rộng

Phiên thảo luận BRICS mở rộng có sự tham dự của 35 nhà lãnh đạo, đại diện các nước thành viên, nước đối tác cùng các tổ chức quốc tế ngày 6-7.

Thủ tướng nêu 3 đề xuất tại thượng đỉnh BRICS mở rộng

Tổng thống Nga Putin cách chức bộ trưởng Giao thông

Ngày 7-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ký sắc lệnh cách chức Bộ trưởng Giao thông vận tải Roman Starovoit.

Tổng thống Nga Putin cách chức bộ trưởng Giao thông

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar