14/09/2017 19:30 GMT+7

'Ngoại' gấu trúc lớn tuổi nhất thế giới qua đời

TUẤN SƠN
TUẤN SƠN

TTO - Basi, "nàng" gấu trúc nuôi nhốt lớn tuổi nhất thế giới, vừa qua đời ở tuổi 37 - tương đương hơn 100 năm tuổi của con người.

Ngoại gấu trúc lớn tuổi nhất thế giới qua đời - Ảnh 1.

Gấu trúc Basi khi còn sống - Ảnh: THX

Theo Tân Hoa xã ngày 14-9, Basi qua đời tại Trung tâm Nghiên cứu và Trao đổi về gấu trúc Straits Panda ở tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc.

Ông Chen Yucun, giám đốc trung tâm, nói bệnh tật là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Basi. Nàng gấu trúc được chẩn đoán mắc nhiều bệnh, trong đó có xơ gan và suy thận.

"Xác của Basi sẽ được đặt trong Bảo tàng Basi - hiện đang được xây dựng, để công chúng mãi nhớ đến nó cũng như lan tỏa tinh thần chung sống hòa hợp giữa con người và thiên nhiên", Tân Hoa xã dẫn lời ông Chen cho biết.

Gấu trúc Basi bắt đầu trở bệnh từ tháng 6, và các bác sĩ thú y đã nỗ lực hết sức để kéo dài sự sống cho nó.

Ngoại gấu trúc lớn tuổi nhất thế giới qua đời - Ảnh 2.

Gấu trúc Basi trong ngày sinh nhật thứ 37 vào tháng 1-2017. - Ảnh: AFP

Basi chính là hình mẫu cho linh vật gấu trúc Pan Pan của Trung Quốc khi nước này đăng cai Á vận hội mùa hè năm 1990. Nó được biết đến bởi năng khiếu đặc biệt ở các môn thể thao như cử tạ, xe đạp và bóng rổ.

Cộng đồng mạng Trung Quốc đặt cho Basi biệt danh thân thương là "ngoại Basi" do tuổi tác của nó. Basi vừa mừng sinh nhật thứ 37 hồi tháng 1 năm nay.

Vào tháng 8, gấu trúc Basi được tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness xác nhận là gấu trúc nuôi nhốt còn sống lớn tuổi nhất thế giới.

Ngoại gấu trúc lớn tuổi nhất thế giới qua đời - Ảnh 3.

Nét tinh nghịch của gấu trúc Basi khi còn sống. - Ảnh: EPA

Basi sinh năm 1980, được người dân địa phương ở hẻm núi Basi thuộc huyện Bảo Hưng, tỉnh Tứ Xuyên phát hiện và cứu sống vào năm 4 tuổi sau khi nó gặp tai nạn ngã xuống một dòng sông băng tại đây.

Basi sau đó được gửi đến trung tâm Straits Panda, nơi nó được nuôi dưỡng và chăm sóc cho đến lúc qua đời.

Theo ông Chen, trung tâm đã đầu tư một khu nghỉ dưỡng trị giá 20 triệu nhân dân tệ (hơn 69 tỉ đồng) tại một vùng đồi có khí hậu mát mẻ để các chú gấu nuôi nhốt tại đây tránh nóng vào mùa hè, nhưng Basi đã quá yếu nên không thể tận hưởng những kỳ nghỉ cuối cùng của mình tại đây.

"Hãy yên nghỉ nhé. Em sẽ trở thành một huyền thoại khác ở một thế giới khác", một người dùng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc viết sau khi nghe tin Basi qua đời.

"Chúc em những điều tốt lành ở Hành tinh Gấu trúc", một người dùng khác nhắn nhủ.

TUẤN SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar