05/06/2014 08:09 GMT+7

Nghiên cứu xây thêm đường sắt khổ 1m trên trục Bắc - Nam

T.PHÙNG
T.PHÙNG

TTO - Đó là đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) trong tờ trình vừa gửi Bộ GTVT.

Phóng to
Xe lửa qua cầu Long Biên - Ảnh: Q.Thế

Theo ĐSVN, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có tổng chiều dài 1.726km, khổ 1m, được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc thấp... Hiện tại năng suất chạy tàu tối đa là 25 đôi tàu/ ngày đêm, có một số nút thắt chỉ khai thác tối đa 18 đôi tàu/ ngày đêm.

Từ thực tế trên, để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai, ĐSVN đề nghị Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay. Việc nghiên cứu nhằm làm rõ sự cần thiết phải xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt song song với tuyến đường sắt hiện tại cũng như lộ trình triển khai và phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Thành - chủ tịch HĐTV ĐSVN - cho biết việc nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m song song với đường sắt Bắc - Nam hiện nay là nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.

Cụ thể, phương án điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 là ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/g với tàu khách và 50-60km/g với tàu hàng.

Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc -Nam với tốc độ khai thác từ 160-200km/g. Trong đó ưu tiên xây trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM.

Đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam và nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khai thác (dự kiến 300-350km/g). Lúc này tuyến đường cũ (khổ 1m) sẽ chuyển sang vận tải hàng hóa là chủ yếu và tàu khách địa phương.

Ông Thành cho biết đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào năm 2050, như vậy từ nay đến thời điểm đó còn 36 năm vẫn phải sử dụng đường sắt đơn (1 đường). Trong khi nhu cầu vận tải tăng lên từng ngày, đường bộ quá tải và đường sắt không đáp ứng đủ. Nếu có đường sắt đôi khổ 1 m thì sẽ khai thác được hơn 100 đôi tàu/ngày đêm thay vì 25 đôi tàu như đường đơn.

Như vậy sẽ làm giảm chi phí khai thác và đáp ứng được nhu cầu vận tải. “Việt Nam có thể tự mình làm được tuyến đường sắt khổ 1m với nội lực hoàn toàn và tận dụng những cái đang có sẵn để thi công đường, cầu... Như vậy chi phí sẽ rẻ và đảm bảo năng lực vận tải.

Tuyến đường này sẽ được nghiên cứu làm từng đoạn ưu tiên. Sau này có đường sắt tốc độ cao thì vẫn sử dụng đường sắt khổ 1m để chở hàng hóa và chạy tàu khách địa phương” - ông Thành cho biết.

T.PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa sân bay Liên Khương tháng 3-2026

Thời gian đóng cửa sân bay Liên Khương để sửa chữa được dời sang tháng 3-2026, thay cho tháng 11-2025 như dự kiến trước đó.

Đóng cửa sân bay Liên Khương tháng 3-2026

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

TP.HCM tập huấn an toàn thực phẩm cho cán bộ 168 xã phường, đặc khu

Cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm tại 167 phường, xã và 1 đặc khu sẽ được tập huấn về chuyên môn liên quan thông qua nền tảng Zoom, phát trực tiếp từ trụ sở của Sở An toàn thực phẩm đến 168 điểm cầu.

TP.HCM tập huấn an toàn thực phẩm cho cán bộ 168 xã phường, đặc khu

Đường sắt bán vé tàu liên vận Việt Nam - Trung Quốc tại tất cả các nhà ga

Từ 16-7, ngành đường sắt Việt Nam thực hiện bán vé tàu liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc tại tất cả các nhà ga đường sắt trên cả nước, thay vì chỉ bán tại các ga Hà Nội, Gia Lâm, Bắc Giang và Đồng Đăng như trước đó.

Đường sắt bán vé tàu liên vận Việt Nam - Trung Quốc tại tất cả các nhà ga

Khánh Hòa thành lập Ban Chỉ đạo xử lý công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

UBND tỉnh Khánh Hòa lập Ban Chỉ đạo xử lý công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm.

Khánh Hòa thành lập Ban Chỉ đạo xử lý công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Sau điều chỉnh gây hoang mang, chứng khoán bất ngờ tăng mạnh trở lại

Sau khi chịu áp lực điều chỉnh hôm qua, thị trường chứng khoán phiên ngày 16-7 lại tưng bừng với sắc xanh.

Sau điều chỉnh gây hoang mang, chứng khoán bất ngờ tăng mạnh trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar