03/08/2021 13:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nghiên cứu Nhật xác định tính 'quá nhanh, quá nguy hiểm' của chủng Delta

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Phát hiện của các nhà khoa học Nhật Bản xác nhận cảnh báo trước đó của CDC Mỹ và nhiều nơi khác rằng chủng Delta không những dễ lây mà còn có độc lực cao hơn các chủng virus khác.

Nghiên cứu Nhật xác định tính quá nhanh, quá nguy hiểm của chủng Delta - Ảnh 1.

Delta hiện đang là chủng virus gây COVID-19 phổ biến nhất trên thế giới - Ảnh: HealthLines

Theo Đài NHK, nhóm nghiên cứu của giáo sư Sato Kei, từ Viện Khoa học y khoa Đại học Tokyo, vừa công bố báo cáo mới liên quan đến virus SARS-CoV-2 biến thể Delta.

Theo đó, nhóm ông Sato đã tạo ra virus mang đột biến P681R đặc trưng của Delta trong phòng thí nghiệm. Họ nhận thấy hợp bào (syncytia) tạo ra bởi các tế bào nhiễm virus có kích thước to gấp 2,7 lần so với (nếu) nhiễm các biến thể khác.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng hợp bào hình thành do virus càng to thì càng dễ gây bệnh. Trong phòng thí nghiệm, chuột nhiễm virus mang đột biến P681R gầy đi đáng kể - mất thêm 4,7% đến 6,9% cân nặng so với nhiễm biến thể khác.

Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá Delta có mức độ lây tương đương với virus gây bệnh thủy đậu - một trong những virus có mức độ truyền nhiễm cao nhất, đồng thời lây nhanh hơn virus cúm mùa, virus cúm Tây Ban Nha (gây đại dịch năm 1918) và virus đậu mùa.

Ngoài khả năng lây lan gia tăng, độc lực của Delta "có vẻ như mạnh hơn chủng gốc".

Ngoài phát hiện trên, nhóm khoa học Nhật Bản còn công bố biến thể Lambda - ghi nhận lần đầu ở Peru và đang lây lan mạnh ở Mỹ Latin - lây nhiễm mạnh hơn và kháng vắc xin hơn so với chủng gốc phát hiện ở Vũ Hán.

Cụ thể, họ nhận thấy ba đột biến trên protein gai của Lambda - gồm RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S - giúp nó lẩn tránh kháng thể do vắc xin tạo ra; đột biến T76I và L452Q thì tăng khả năng lây nhiễm.

Trong báo cáo đăng trên trang bioRxiv, các nhà nghiên cứu cảnh báo việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gắn mác "biến thể gây chú ý" đối với Lambda thay vì "biến thể đáng quan ngại" có thể khiến người ta không nhận ra mối nguy hiểm của nó.

Mặc dù chưa thể so sánh giữa Delta và Lambda, giáo sư Sato Kei nhận định "Lambda có thể là mối đe dọa tiềm tàng với nhân loại".

CDC Mỹ: Biến thể Delta lây nhanh như thủy đậu, mạnh hơn cúm mùa

TTO - Tài liệu nội bộ của Cơ quan Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đánh giá biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây mạnh hơn virus cúm mùa và có độc lực cao hơn chủng ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar