27/07/2023 19:19 GMT+7

Nghỉ việc để đi vận động hiến máu như một cách trả ơn cuộc đời

Tranh thủ đến Bệnh viện Huyết học và Truyền máu trung ương từ sớm, ông Trần Minh Mến (53 tuổi, trú tại Bình Thuận) đánh dấu lần đầu tiên tới thủ đô bằng việc nhận giấy chứng nhận hiến máu. Đây là lần thứ 102 ông Mến hiến máu tình nguyện.

Ông Trần Minh Mến, đội trưởng đội Ngân hàng máu sống, hiến máu lần thứ 102 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Ông Trần Minh Mến, đội trưởng đội Ngân hàng máu sống, hiến máu lần thứ 102 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Ông Mến là một trong 100 đại biểu trong lễ tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 27-7 đến 29-7.

Bỏ mọi việc để vận động hiến máu

Ông Trần Minh Mến đang là đội trưởng đội Ngân hàng máu sống xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Kể về ngày đầu tiên tham gia hiến máu - ngày 21-3-2001, ông Mến nhớ lại: "Ngày đó, trong xã của tôi có một vụ tai nạn chấn thương sọ não rất nghiêm trọng, người đó qua đời. Từ đó, tôi đến với hiến máu để có thể cứu những trường hợp khẩn cấp như vậy".

Suốt 20 năm qua ông Mến từ một chàng trai chăm chỉ hiến máu tình nguyện thường xuyên trở thành "hotline" của các bệnh viện mỗi khi cần máu hiến.

"Tôi ở cùng mẹ già hơn 90 tuổi. Hai mẹ con nương tựa nhau nhờ mảnh ruộng cùng với công việc bảo vệ. Cách đây 2 năm, sau khi được các nhà hảo tâm hỗ trợ xây nhà ở, mẹ khuyên tôi nghỉ việc để đi vận động hiến máu như một cách trả ơn cuộc đời", ông Mến nói.

Ngày 27-7, rất đông người dân thủ đô và người hiến máu tình nguyện trên cả nước có mặt tại Viện Huyết học và Truyền máu trung ương để trao đi những giọt hồng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Ngày 27-7, rất đông người dân thủ đô và người hiến máu tình nguyện trên cả nước có mặt tại Viện Huyết học và Truyền máu trung ương để trao đi những giọt hồng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đến nay, đội Ngân hàng máu sống mà ông Mến tham gia có 80 người, có đầy đủ các nhóm máu. Chỉ cần ở đâu cần máu, ông Mến lập tức kêu gọi mọi người đến viện để hiến máu.

Một trường hợp được nhận máu mà ông nhớ nhất là bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Ông cùng đội của mình đã vận động 50 đơn vị máu nhóm B cho bệnh nhân đó trong suốt nhiều năm. Riêng bản thân ông đã hiến cho người đó 12 đơn vị máu. 

Niềm vui lớn nhất của những người tham gia công tác vận động và trực tiếp hiến máu tình nguyện như ông Mến là bệnh nhân được khỏe mạnh, trở về cuộc sống bình thường.

Ông Trần Minh Mến (bên trái) và ông Lê Đức Lâu vừa thực hiện hiến máu trong chương trình Giọt hồng tri ân tại Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Ông Trần Minh Mến (bên trái) và ông Lê Đức Lâu vừa thực hiện hiến máu trong chương trình Giọt hồng tri ân tại Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Tự hào vì được giúp ích cho đời

Bén duyên với hiến máu tình nguyện từ năm 1995 khi còn là một chiến sĩ, ông Lê Đức Lâu (52 tuổi, trú tại Gia Lai) chia sẻ đến nay đã có 40 lần hiến máu.

Kỷ niệm khiến ông Lâu nhớ nhất là lần hiến tiểu cầu cho bệnh nhân tại TP Kon Tum năm 2020. “Tôi vẫn nhớ hôm ấy đang ngồi ăn sáng, uống nước với bạn bè thì có một cuộc gọi từ số lạ. 

'Anh Lâu phải không ạ, chúng tôi ở Bệnh viện Kon Tum và đang cần nhóm máu B'. Sau khi nghe cuộc điện thoại, tôi đã lập tức lái xe 45km từ Gia Lai đến Kon Tum để hiến tiểu cầu”, ông Lâu nhớ lại.

Ông Lâu bộc bạch trước kia khi tham gia hiến máu tình nguyện chỉ nghĩ rằng đó là trách nhiệm của đoàn viên, của người chiến sĩ. Thế nhưng 10 năm trở lại đây ông đã hiểu hơn về việc hiến máu cũng như giá trị của những giọt máu ấy. 

“Chỉ có cơ thể người mới sản sinh ra được máu và không có một loại máy móc nào sản xuất ra được. Bởi vậy, tôi càng có động lực để hiến máu giúp đỡ người cần máu và tự hào khi làm điều ấy”, ông Lâu nói.

Anh Trần Văn Nam (Hà Tĩnh) tranh thủ hiến tiểu cầu trong lần ra Hà Nội này - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Anh Trần Văn Nam (Hà Tĩnh) tranh thủ hiến tiểu cầu trong lần ra Hà Nội này - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Anh Vũ Văn Nam (đội cảnh sát hình sự Công an thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) cũng tranh thủ hiến tiểu cầu trong lần ra thủ đô dự lễ tôn vinh.

"Trước đây khi còn học tập và công tác tại thủ đô, tôi đã "gắn bó" với viện khá nhiều. Lần hiến máu khó quên nhất của tôi là một lần hiến máu tại viện do người bạn cùng quê kêu gọi.

Hôm đó tôi đến hiến máu và được giao lưu với các cháu nhỏ bị bệnh máu ở viện. Nhìn các cháu hồn nhiên, ngây thơ chơi đùa trong khi đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, tôi vô cùng xúc động, tôi có thêm động lực cho công việc mình đang làm đó là bảo vệ sự bình an và bảo vệ sức khỏe cho các cháu".

Hai thượng úy công an kịp thời hiến máu cứu nữ bệnh nhân qua cơn nguy kịch

TTO - Nhận được thông tin một nữ bệnh nhân đang nguy kịch cần truyền máu, hai thượng úy công an nhanh chóng lên đường hiến máu cứu người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar