18/11/2019 11:53 GMT+7

Nghi vấn một gia đình có 3 con tử vong do bệnh Whitmore

L.ANH
L.ANH

TTO - Một gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) có 3 con tử vong. Một cháu tử vong hồi tháng 4-2019, một cháu tử vong cách đây hơn nửa tháng và cháu thứ ba tử vong hôm 16-11. Trong đó, có 2/3 bé nhiễm bệnh Whitmore.

Từ sáng nay 18-11, mạng xã hội xôn xao sau khi Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn có báo cáo điều tra ca bệnh của bệnh nhi Trần Công Vinh (sinh tháng 10-2014, ở xã Bắc Sơn, Sóc Sơn) tử vong hôm 31-10, sau 3 ngày có các biểu hiện sốt, đau bụng, dương tính với bệnh Whitmore.

Theo Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, gia đình cháu có 7 người. Tháng 4-2019, chị của cháu (học lớp 1) đã qua đời do nhiễm khuẩn huyết. Em trai của Vinh cũng nghi mắc Whitmore. Thời điểm cơ quan y tế điều tra dịch tễ, cháu này đang điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi trung ương và hiện cháu đã mất ngày 16-11.

Báo cáo của Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn cho biết các gia đình xung quanh gia đình bệnh nhân không có ca bệnh tương tự. 

Do bệnh Whitmore lây từ bùn, đất có vi khuẩn qua đường tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, ngoài ra có thể lây qua hô hấp, tiêu hóa và có lây từ người sang người nhưng rất hiếm gặp. 

"Nguy cơ bùng phát thành dịch tại Sóc Sơn là không cao" - phó giám đốc Trung tâm y tế Sóc Sơn Lê Đức Tuyên cho hay.

Tuy nhiên, do gần như cùng lúc có 3 con nhỏ trong một gia đình tử vong do căn bệnh này, nguồn lây lại chưa rõ ràng nên người dân rất lo lắng, đồng thời cho biết trong tình huống có bệnh nguy hiểm lưu hành mà Sở Y tế không cảnh báo đến người dân. 

Tuổi Trẻ Online đã liên lạc với ông Nguyễn Khắc Hiền, giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Ông Hiền cho biết Sở Y tế đang điều tra nguồn lây, nguy cơ của căn bệnh này và sẽ có thông báo sớm đến người dân.

Whitmore từng được coi là "căn bệnh truyền nhiễm bị lãng quên" do số mắc rất ít trong khoảng 50 năm qua. Nhưng gần đây bệnh có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt từ tháng 8-2019 đến nay, riêng Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trên 20 bệnh nhân.

Có nữ bệnh nhân bị vi khuẩn tấn công làm mất dần tổ chức phần mềm ở mũi nên có người gọi đây là loại "vi khuẩn ăn thịt người". Tỉ lệ tử vong ở người mắc bệnh lên tới 40-50%.

Liên tiếp phát hiện 2 ca nhiễm khuẩn Whitmore tại Bình Định

TTO - Bình Định tiếp tục ghi nhận 2 trường hợp nhiễm vi khuẩn Whitmore là một bệnh nhi 5 tuổi và một nữ bệnh nhân 29 tuổi.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

Trong một nghiên cứu, trẻ được xem hoặc nghe năm phút quảng cáo thức ăn nhanh. Hành vi sau đó của trẻ khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Giữa lúc sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn bao giờ hết, các "dịch vụ trị liệu" mọc lên nhan nhản, không phép. Trong khi đó quy định của pháp luật chưa kịp đi cùng thực tế loại hình này.

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar