12/11/2022 20:53 GMT+7

Nghĩ từ một vụ cãi nhau ở lớp con trẻ

TRƯƠNG THẾ VINH
TRƯƠNG THẾ VINH

TTO - Hôm qua con tôi về nói trong lớp có vụ cãi nhau to tiếng rất "vô duyên". Câu chuyện của trẻ con ở cấp tiểu học làm tôi suy nghĩ khá nhiều về tâm lý trẻ và đám đông xung quanh trẻ.

Nghĩ từ một vụ cãi nhau ở lớp con trẻ - Ảnh 1.

Hoạt động ngoài giờ làm trẻ thích thú - Ảnh minh họa: THẾ VINH

Chuyện là sau khi thi xong giữa học kỳ, cô chủ nhiệm phải vắng mặt một chút để đi chấm thi, cô nhờ bạn lớp trưởng lên giảng bài cho cả lớp.

Bạn lớp trưởng đang ghi các đề mục lên bảng thì bỗng nghe tiếng cãi nhau dữ dội ở bàn các bạn nam, nữ cuối lớp. Lớp trưởng dừng lại và yêu cầu mọi người trật tự, cũng không quên ghi tên một bạn nam to tiếng, gây sự đầu tiên với một bạn nữ. 

Nhưng việc không dừng ở đó, bạn nam không chịu thua, phân trần là bạn ấy nói bạn nữ T.H. là "mập địt" chứ không phải nói bạn T.Q., mà bạn T.Q. tưởng nói mình nên quay lại phản ứng dữ dội. 

Sau một hồi, con tôi không kiềm chế được nên hét vào mặt bạn nam: "Bạn có im đi không. Sao tự nhiên đi gọi người ta như vậy? Bạn muốn lớp khác nhìn lớp mình mất trật tự hả?". 

Đến lúc này thì bạn nam mới gục mặt xuống bàn khóc nức nở. Bạn không đứng lên theo yêu cầu của lớp trưởng mà quỳ tại bàn học của mình và khóc. 

Bạn nam bên cạnh thấy vậy mới nói đỡ lời: "Thôi các bạn, bạn ấy chỉ nói đùa thôi, đừng la bạn ấy nữa. Hôm qua mình xem TikTok thấy một anh lớp 11 tự tử vì bị chê cười thi điểm 0 đó!".

Câu chuyện của trẻ con ở cấp tiểu học làm tôi suy nghĩ khá nhiều về tâm lý trẻ và đám đông xung quanh trẻ. Đôi khi chỉ là chuyện ứng xử chưa đúng, thêm phản ứng của đám đông có thể dẫn đến những hệ lụy lớn hơn, cãi cọ, đánh nhau, tuyệt vọng, làm điều không nên. 

Khi một số trẻ cá tính mạnh mẽ muốn thể hiện bản thân trước đám đông, bung cái tôi trước người khác, làm cách nào để giúp trẻ thể hiện một cách tích cực và không dẫn sự việc đi quá xa? Thiết nghĩ cần lắm một sự trầm lắng hiểu đúng về nó từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội liên quan trực tiếp đến các em. 

Tại các gia đình, có lẽ việc cần giao một vài việc nhà cho các em đảm nhận khi còn là tiểu học đến khi nào rời tổ ấm, để các em cảm nhận rõ hoàn cảnh sống của mình, tập dần những kỹ năng tự lập, tính ngăn nắp đến xây dựng những đức tính cần kiệm. 

Qua đó, cha mẹ có thể cùng con chắt lọc lại những giá trị gia đình trong thời đại mới, cùng thụ hưởng những giá trị do chính mình và các thành viên gia đình tạo nên như tôn trọng - bình đẳng - vị tha - giúp đỡ nhau. 

Những giá trị từ mạng xã hội cũng giúp cho việc các thành viên phải nắm bắt và cùng chia sẻ, vì hơn bao giờ lúc này mạng xã hội cũng góp phần truyền tải nhiều thông điệp, hiện tượng nổi trội để cùng tạo tiếng nói chung.

Và không thể thiếu những hoạt động ngoài trời dành cho cả gia đình vào những dịp được nghỉ ngơi, điều đó giúp mỗi thành viên háo hức chuẩn bị cho những điều mới mẻ, sáng tạo và thật thoải mái.

Và trường học hôm nay cũng sẽ phải thay đổi tư duy đến hành động, không nên còn những quan điểm giáo viên được quyền dùng lời lẽ, hành động bạo lực với học sinh, dù dưới bất cứ lý do gì. Ở đó cần tính xây dựng tập thể, nêu cao tinh thần tự mày mò trao đổi với nhau để tìm ra đáp án tốt nhất cho môn học. 

Người thầy dạy tốt là giúp học sinh qua những bài học, những điều rút ra, cách phản ứng tình huống, thay vì răn đe, chạy theo thành tích. 

Trường học nên tổ chức các giờ dạy kỹ năng sống cho thực chất, phổ biến kiến thức pháp luật về những điều các em có quyền được bảo vệ, chăm sóc, và cơ quan nào phụ trách điều đó, cũng như những điều các em không được làm vì phạm pháp, vi phạm nội quy nhà trường, hoặc vi  phạm những quy ước hành xử nơi mình sinh sống. 

Việc thường xuyên kể về những câu chuyện thật đời thường, hay tổ chức các buổi thuyết trình về những quyển sách, truyện trong nước và nước ngoài do chính các em thực hiện cũng sẽ giúp các em biết nhiều hơn về các khía cạnh cuộc sống.

Tăng cường hoạt động từ các đơn vị tổ chức xã hội liên quan đến học sinh, tham gia vào các sự kiện học đường thường xuyên, để giúp các em có sân chơi lành mạnh, đoàn kết và sáng tạo. Và hơn bao giờ hết là giám sát gắt gao, hành động quyết liệt để ngăn ngừa các vụ bạo lực học đường.

'Dịch chuyển giới tính' trong các vụ bạo lực học đường

TTO - Xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, các em học sinh rủ nhau đánh hội đồng, làm nhục bạn học, thậm chí gây ra cái chết thương tâm.

TRƯƠNG THẾ VINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar