15/09/2012 09:33 GMT+7

Nghị lực từ cây sống đời

NHƯ HÀ
NHƯ HÀ

TTO - Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cha làm thợ xây, mẹ quanh quẩn với ruộng vườn. Tuổi thơ nhọc nhằn của cô bé Võ Thị Như Trang gắn với ba mẹ và bà nội bị bại liệt tại thôn Quảng Lăng 2, xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Phóng to

Trang trao tiền bạn đọc báo Sài Gòn Giải Phóng giúp đỡ gia đình anh Võ Tiến (thôn Tứ Hà, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) - Ảnh do nhân vật cung cấp

Sau kỳ thi đại học năm 2011, gia đình phát hiện khối u dưới cổ Trang và đưa Trang đi khám. Sau nhiều xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán u lành, không nguy hiểm tính mạng. Ròng rã một tháng nằm tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam, mổ rồi điều trị, cuối cùng vết thương ngoài da cũng lành.

Ngày chuẩn bị đồ đạc lên đường nhập học cũng là ngày kết quả giải phẫu của Trang được chuyển về. Trái ngược với chẩn đoán lúc ban đầu, khối u dưới cổ đã trở thành căn bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú.

Đành gác lại việc học, không còn mơ tưởng gì đến thời sinh viên, Trang một lần nữa ra Đà Nẵng nhập viện và tiếp tục điều trị.

Trong những ngày đau đớn vì bệnh tật ấy, niềm an ủi lớn nhất không ai khác chính là mẹ Trang, người phụ nữ tảo tần khuya sớm nuôi Trang khôn lớn.

“Một chiếc lá có thể biến thành cây. Một người bệnh tật vẫn có thể vươn lên, làm nhiều việc có ích cho xã hội”, đó là lời động viên của mẹ khi trao cho Trang chiếc lá sống đời để gieo nên một mầm xanh cuộc sống. Tất cả những cảm xúc về mẹ và những tháng ngày đau đớn vì bệnh được Trang dồn nén trong bài viết “Má và cây sống đời”.

Sau 4 lần phẫu thuật (từ tháng 8-2011 đến 4-2012), niềm tin vào sự sống của Trang lúc này chính là những chồi non mọc lên từ chiếc lá cây sống đời ấy. Trang tâm sự trong bài viết: “Từ dạo đó tôi có cái “cây một lá” làm bạn. Tôi nhìn vào nó để sống, không còn cảm thấy đau đớn khi ngày ngày phải chuyền đến tám bịch nước hay mỗi lần gặp chị điều dưỡng phải cấu xé với năm mũi tiêm... Những đợt xạ trị với lượng chất phóng xạ không nhỏ, chúng khiến đầu óc tôi quay cuồng, mỏi mệt. Rồi cơ thể không tiếp nhận được thuốc nữa, cả người nổi u cục, bỏng rát… Nhưng tôi vẫn nhìn vào chậu cây kia mà chịu đựng để vượt qua…”.

Vốn có khả năng viết lách, Trang tham gia rất nhiều cuộc thi viết và cũng đoạt khá nhiều giải. Trang còn là một trong 17 gương mặt tiêu biểu được nhận giải của quỹ ươm mầm tài năng đất Quảng năm 2012, có tùy bút in trong tập sách “Chuyện bây giờ mới kể” phát hành ngày 22-4-2012 trên toàn quốc; có thơ in trong tuyển tập “Thơ haiku Nhật - Việt” lần thứ 3 (phát hành 4-2012). Trang còn thường xuyên cộng tác với nhiều tờ báo ở Việt Nam.

Trang chia sẻ đến với báo chí, Trang tự mày mò, cái gì cũng “thử”, không được thì “làm lại”. Trang còn từng đạp xe hơn 7 cây số từ nhà đến bưu điện để gửi bài tản văn cho tập san Áo Trắng - báo Tuổi Trẻ. Đó là những kỷ̉ niệm khó quên nhất trong cuộc đời Trang.

Sau khi biết được bệnh của mình, có chút hụt hẫng nhưng Trang cũng biết mình không còn nhiều thời gian để khóc hay làm những việc “ngu ngốc”. Trang chia sẻ: “Từ khi ốm đau và nằm viện em mới biết còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Nhà em cũng nghèo, phải vay mượn từng đồng để có tiền chạy thuốc nên em không thể giúp người khác bằng tiền mà chỉ có thể thông qua ngòi bút”. Thế là Trang đăng ký tham gia Câu lạc bộ Nhân ái Đà Nẵng để đến với những hoàn cành khó khăn, vượt qua không ít những con đường mang tên thiện nguyện, đi qua biết bao nhiêu ngôi chùa để mang trái tim ấm chở che cho các em nhỏ mồ côi…

Bằng ngòi bút, Trang viết bài về những hoàn cảnh khó khăn, gửi đến các tòa soạn báo với mong muốn có được sự hỗ trợ từ phía bạn đọc.

Không dừng lại ở đó, Trang còn đến tận nơi quay phóng sự về họ và đăng tải lên blog cá nhân để kêu gọi mọi người, đồng thời thay mặt các mạnh thường quân mang tiền đến trao tận tay các gia đình được giúp đỡ.

Trang chia sẻ hoàn cảnh Trang khó quên nhất là gia đình chú Huỳnh Ngọc Anh (xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) có 3 người mắc bệnh ung thư gan. Lúc đó Trang đã gấp rút kiếm tiền và kêu gọi bạn bè gom góp. Ngay sau đợt phẫu thuật lần 3, Trang đã vượt qua quãng đường 100 cây số lên tận miền núi trong mùa đông 2011 để trao quà và tiền hỗ trợ cho gia đình.

Sức khỏe Trang bây giờ đã khá hơn, như cây sống đời vươn mình đón nắng mai. Con đường đến với ước mơ cầm bút của Trang một lần nữa mở ra khi số điểm thi đại học vừa qua đủ đậu vào ngành cử nhân văn Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng.

Và dù ngồi nhà hay nằm viện, ngòi bút của Trang vẫn đi khắp nơi, đến với từng mảnh đời bất hạnh cần sự giúp đỡ.

NHƯ HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar