29/11/2022 22:52 GMT+7

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi vào danh mục di sản cần bảo vệ khẩn cấp

THANH QUYẾN - LAM ĐIỀN
THANH QUYẾN - LAM ĐIỀN

TTO - Tại phiên họp ngày 29-11 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể 'Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam' chính thức được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi vào danh mục di sản cần bảo vệ khẩn cấp - Ảnh 1.

Các nghệ nhân đang hoàn thiện gốm mộc, làng gốm Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: Ban xây dựng hồ sơ gốm Chăm

Đây là nội dung quan trọng trong kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO, khai mạc hôm 28-11 tại thủ đô Rabat, Vương quốc Morocco, cũng là lần đầu tiên phía Việt Nam tham gia kể từ khi trúng cử (lần thứ hai sau 10 năm) vào Ủy ban liên chính phủ của Công ước 2003, nhiệm kỳ 2022 - 2027 do Đại hội đồng các quốc gia thành viên công ước bầu ra.

Nghị quyết thông qua việc ghi danh chính thức hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam" (The art of pottery making of Chăm people in Vietnam) đã được ủy ban thông qua và gửi cho đoàn Việt Nam, đồng thời nghi thức thông qua tại phiên họp được diễn ra vào chiều 29-11 giờ địa phương (21h giờ Việt Nam).

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi vào danh mục di sản cần bảo vệ khẩn cấp - Ảnh 2.

Đoàn Việt Nam tại kỳ họp lần thứ 17 của UNESCO đang diễn ra ở Vương quốc Morocco - Ảnh: Đinh Văn Hạnh gửi về từ Morocco

Theo chương trình nghị sự của phiên họp lần thứ 17 này, có 4 di sản được xem xét để ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp đại diện của nhân loại, bao gồm:

Đồ gốm Quinchamali và Santa Cruz de Cuca của Chile; Đồ đá Ahlat truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ; Xhubleta: kỹ năng, nghề thủ công và hình thức sử dụng của Albania và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam.

Theo Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam" đáp ứng những tiêu chí để đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp:

Nghệ thuật làm gốm được tạo tác từ đôi bàn tay của người phụ nữ Chăm với những dụng cụ đơn giản, không bàn xoay và không tráng men. Sự thực hành và trao truyền kỹ năng, bí quyết, nghệ thuật tạo hình gắn việc nâng cao vai trò của phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại; là nơi lưu giữ nghệ thuật diễn xướng dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội; đặc biệt là nghi lễ liên quan đến vị Tổ nghề gốm Chăm (Po Klaong Can).

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi vào danh mục di sản cần bảo vệ khẩn cấp - Ảnh 3.

Nghi lễ cúng Tổ nghề gốm tại đền thờ Po Klaong Can, khu phố Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận - Ảnh: Ban xây dựng hồ sơ gốm Chăm

Hiện tại số lượng nghệ nhân, người thực hành nghề và người học nghề gốm ở hai làng Chăm còn rất ít.

Bất chấp nhiều nỗ lực bảo vệ và khả năng tồn tại của nghề thủ công làm gốm, đến nay nghề làm gốm vẫn đứng trước những nguy cơ đe dọa bởi những lý do: quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng đến không gian và cảnh quan của làng nghề truyền thống, vùng đất làm gốm chưa được quy hoạch và chi phí mua nguyên liệu cao, nghệ nhân lành nghề cao tuổi đang lần lượt qua đời và rất ít thế hệ trẻ tiếp nối nghề…

Đây là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của các dân tộc Việt Nam, đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại và tôn trọng sự đa dạng trong biểu đạt văn hóa theo đúng mục tiêu và tôn chỉ của các công ước của UNESCO mà Việt Nam là thành viên.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi vào danh mục di sản cần bảo vệ khẩn cấp - Ảnh 4.

Trẻ em làng gốm Bàu Trúc học và thực hành làm gốm - Ảnh: Ban xây dựng hồ sơ gốm Chăm

Hơn 350 hiện vật quý trưng bày tại chuyên đề “Gốm Chăm xưa và nay”

Đây là bộ sưu tập gốm Chăm độc đáo, đặc biệt về số lượng, chất lượng, có giá trị lịch sử, nghệ thuật lần đầu tiên được trưng bày tại Ninh Thuận.

THANH QUYẾN - LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar