11/03/2017 10:17 GMT+7

'Nghệ sĩ ưng tượng sáp của mình, tụi tui mừng muốn khóc'

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Nghệ nhân Thái Ngọc Bình tâm sự: “Khi làm ra bức tượng, nghệ sĩ chê xấu thì chúng tôi còn buồn hơn cả nghệ sĩ. Hoàn thành bức tượng được nghệ sĩ bảo giống và ưng ý, tụi tui mừng muốn khóc!”.

NSƯT Thành Lộc và tượng sáp của mình sẽ được trưng bày tại nhà hát Hòa Bình - Ảnh: Nguyễn Lộc

​Sáng 10-3, đông đảo nghệ sĩ đã đến dự buổi giới thiệu nhà trưng bày tượng sáp văn nghệ sĩ đầu tiên ở VN tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Dự kiến một tháng nữa nhà trưng bày sẽ mở cửa cho du khách tham quan.

Những người khởi xướng và miệt mài thực hiện cả trăm tượng sáp nghệ sĩ trong mấy năm qua là ba nghệ nhân của Công ty tượng sáp Việt: Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Thị Diện và Thái Ngọc Bình.

Những gương mặt văn nghệ sĩ thân quen

Khi êkip bắt tay làm tượng sáp, chỉ khâu mời nghệ sĩ đã gặp nhiều trở ngại vì không phải nghệ sĩ nào cũng muốn hợp tác trước những yêu cầu nhiêu khê về đo đạc cơ thể. Nghệ sĩ đầu tiên cởi mở với những “yêu cầu lạ” là ca sĩ Lý Hải.

Đó cũng là lý do dù tuổi đời, tuổi nghề khiêm tốn hơn các bậc tiền bối nhưng Lý Hải lại được làm tượng trước, cũng bởi anh... dũng cảm nhận lời và chịu khó lên xuống cả chục bận, hợp tác vui vẻ để êkip hoàn thành sản phẩm tượng sáp nghệ sĩ đầu tiên.

Từ bức tượng đầu tiên đó, đến nay nhóm nghệ nhân đã thực hiện hơn 100 tượng sáp văn nghệ sĩ ở các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, múa. Mục tiêu là sẽ hoàn thành khoảng 150 bức tượng sáp văn nghệ sĩ VN.

Những bức tượng sáp đã hoàn thành có nhiều gương mặt văn nghệ sĩ được công chúng biết đến như Văn Cao, Trần Văn Khê, Viễn Châu, Út Bạch Lan, Thế Anh, Huỳnh Nga, Hồng Vân, Bắc Sơn, Minh Vương, Trần Minh Ngọc, Lê Thiện, Tú Trinh, Trường Sơn, Thành Lộc, Hoài Linh, Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, Đại Nghĩa...

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Diện, việc thực hiện một bức tượng sáp đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ. Với những nghệ sĩ quá cố, êkip phải lấy số đo của người thân giống với nghệ sĩ nhất.

“Nghệ sĩ ưng, tụi tui mừng muốn khóc”

Trong lúc làm những bức tượng đầu tiên, các nghệ nhân cũng đau đầu khi nghệ sĩ không ưng, cũng có trường hợp nghệ sĩ đưa lên Facebook chê thẳng thừng.

Nghệ nhân Thái Ngọc Bình tâm sự: “Khi làm ra bức tượng, nghệ sĩ chê xấu thì chúng tôi còn buồn hơn cả nghệ sĩ. Hoàn thành bức tượng được nghệ sĩ bảo giống và ưng ý, tụi tui mừng muốn khóc!”.

Hai mẹ con NGƯT Phạm Thúy Hoan và nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng đều được chọn làm tượng sáp.

Bà Thúy Hoan vui vẻ nói: “Với tượng sáp của mình, tôi góp ý các em cách thể hiện tay cầm đàn của tôi chưa được đúng lắm. Thương các em làm việc cực nhọc để cho ra bức tượng, nhưng mình góp ý thì các em rất lắng nghe. Có thể tượng sáp chưa thể giống người thật hoàn toàn, nhưng quý là quý cái tình, cái tâm của người thực hiện”.

Với hơn 100 bức tượng sáp đã làm, các nghệ nhân để các nghệ sĩ quyết định sẽ làm tượng mình trong trang phục hoặc hình tượng nhân vật nào.

2/3 nghệ sĩ chọn mặc trang phục và tạo hình những nhân vật ghi dấu ấn trong cuộc đời nghệ thuật của họ. Đa số nghệ sĩ cũng tặng trang phục nhân vật cho êkip thực hiện để trưng bày.

Được khen là có tượng sáp giống mình, NSƯT Thành Lộc xúc động: “Khi nhìn bức tượng, tôi biết các nghệ nhân đã rất tỉ mỉ làm ra nó. Bức tượng này không chỉ giống mà còn toát lên thần thái trong nụ cười, ánh mắt, chỉ có mái tóc chắc phải sửa chút xíu.

Đây, mắt kính này tôi đã đeo ba mùa chấm Vietnam's got talent, cái đồng hồ đang đeo tôi cũng lột ra tặng để các bạn trưng bày, bộ áo dài và cả những dây đeo tay...”.

Nói thêm về tiêu chí lựa chọn các nghệ sĩ để làm tượng sáp, nghệ nhân Nguyễn Văn Đông cho hay: “Chúng tôi chọn những người có đóng góp lớn cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhờ người trong nghề, trong giới chuyên môn giới thiệu”.

Đón khách tham quan từ ngày 11-4

Du khách có thể đến tham quan các tượng sáp với khu trưng bày rộng hơn 1.500m2 tại lầu 2, 3, 4 của nhà hát Hòa Bình. Các tượng sáp được xử lý để có thể trưng bày ở nhiệt độ bình thường, chỉ cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Tầng đầu tiên trưng bày tượng sáp các nghệ sĩ thuộc hàng cây đa cây đề trong làng nghệ thuật. Tại đây có một sân khấu để tổ chức giao lưu, tọa đàm định kỳ về hoạt động của các nghệ sĩ được đúc tượng.

Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà trưng bày sẽ bán vé cho khách tham quan với giá 100.000 đồng/vé. Doanh thu từ bán vé sẽ được trích ra cho các hoạt động từ thiện.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar