16/11/2021 22:51 GMT+7

Nghệ sĩ thương tiếc 'đại thụ' lồng tiếng Nguyễn Văn Ngà qua đời

HOÀNG LÊ
HOÀNG LÊ

TTO - Thông tin nghệ sĩ Nguyễn Văn Ngà qua đời khiến nhiều nghệ sĩ không khỏi tiếc thương về một người nghệ sĩ tài hoa nhưng đã có cuộc đời buồn, chọn cho mình "một góc riêng lặng thầm".

Nghệ sĩ thương tiếc đại thụ lồng tiếng Nguyễn Văn Ngà qua đời - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Nguyễn Văn Ngà - Ảnh: Việt sử kiêu hùng

Trong giới nghệ sĩ lồng tiếng, nghệ sĩ Nguyễn Văn Ngà được xem là một tài năng đặc biệt. Ông có chất giọng miền Nam ấm, dày… vì vậy thường đảm nhận lồng tiếng cho những nhân vật có tính cách đặc biệt.

Và người nghệ sĩ ấy đã ra đi mãi mãi vào gần trưa ngày 16-11 sau cơn đau tim, hưởng thọ 64 tuổi. Do ông không có vợ, chỉ có người con nuôi chưa trưởng thành nên lễ tang của ông do nghệ sĩ lồng tiếng Đạt Phi đứng ra lo liệu.

Lễ nhập quan diễn ra lúc 16h ngày 16-11. Lễ động quan vào ngày 18-11, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Nghệ sĩ Đạt Phi đã viết về nỗi buồn khi chia tay người anh, đồng nghiệp trên trang cá nhân: "Một chất giọng đặc biệt. Một số phận đặc biệt. Một cuộc đời đặc biệt. Vĩnh biệt một người Anh, một người đồng nghiệp đáng kính. Sẽ không còn những bước đi nặng nhọc, những hơi thở nặng nề. Nhẹ nhàng và thanh thản rồi Anh nhé!".

Từng làm việc chung với nghệ sĩ Nguyễn Văn Ngà trong vai trò nghệ sĩ lồng tiếng, nghệ sĩ Tú Trinh bảo chị xem Ngà như em ruột: “Ngà thương lắm vì mồ côi. Cuộc sống cũng vất vả. Tính Ngà hiền khô à. Ngà có giọng rất đặc biệt, thường được chọn lồng tiếng cho các nhân vật cá tính. Ví dụ như vai của Mạc Can chỉ có Ngà mới 'trị' được”.

Nghệ sĩ thương tiếc đại thụ lồng tiếng Nguyễn Văn Ngà qua đời - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Nguyễn Văn Ngà (trái) và nghệ sĩ Đạt Phi - Ảnh: Facebook Đat Phi Nguyen

Còn nghệ sĩ Kim Xuân chia sẻ rằng chị có gần 10 năm làm việc chung với ông ở Đoàn kịch Bông Hồng, lúc đó ai cũng tuổi đôi mươi trẻ trung nên có nhiều kỷ niệm vui buồn. 

“Hiện tôi đang đi đóng phim của đạo diễn Nguyễn Dương. Nghe tin buồn, chúng tôi cùng chia sẻ lại những kỷ niệm với Ngà. Cả ba chúng tôi từng làm việc ở Đoàn kịch Bông Hồng, đạo diễn Nguyễn Dương bảo, ảnh cùng học với Ngà ở Trường Quốc gia kịch nghệ của Sài Gòn trước đây nữa”.

Chị buồn kể thêm: “Sau khi Đoàn kịch Bông Hồng giải thể thì Ngà có về đoàn cải lương của chú Diệp Lang. Nhưng việc chính của Ngà vẫn là lồng tiếng. Giọng Ngà nghe hay lắm. Rất đặc biệt. Giọng miền Nam ấm, bass dày…”.

Còn diễn viên Trung Hiếu bảo anh xem diễn viên lồng tiếng Nguyễn Văn Ngà như là bậc cha chú, cây đa cây đề trong nghề: “Tôi làm việc với anh Ngà hơn mười mấy năm. Lúc tôi vào công việc này anh ấy đã nổi tiếng.

Cách đây không lâu tôi vẫn còn nói chuyện với anh. Nhìn anh say mê nói trước micro, tôi thương anh vô cùng. Anh ấy sống hết mình với công việc… Theo tôi, chắc lâu lắm mới có thể có một người nghệ sĩ lồng tiếng có chất giọng đặc biệt như anh ấy”.

Kính tiễn nghệ sĩ Văn Ngà, cây đa cây đề trong giới lồng tiếng phim của Việt Nam,

Tôi có dịp gặp chú Văn Ngà vào một buổi trưa yên tĩnh, nhìn chú qua tấm kính trong suốt, xung quanh đầy hệ thống máy móc thu âm lạ lẫm. Cho đến khi chú cất giọng, giọng nói vang vang tuổi đời và đầy nội lực khiến cả phòng thu như lặng đi.

Ở chú Văn Ngà có một sự đĩnh đạc và khí chất rất riêng, cộng với tâm hồn nghệ sĩ dồi dào đã thổi hồn vào các nhân vật lịch sử như Hồ Quý Ly. Lúc đó tôi nghĩ rằng chú không đơn thuần là lồng tiếng nữa, mà đã hóa thân thành nhân vật lịch sử thật sự.

Ngoài các vai diễn lớn, chú còn hóa thân thành vai già làng, ông lão miền sông nước, chủ hiệu sách cũ, người cha già đi tìm con... vai nào cũng đầy cảm xúc khiến ta cứ bổi hổi nhớ thương về những con người, về những ngày tháng xa xưa cũ.

Nhà báo Nguyễn Huy từng hỏi có buồn không khi đa số công chúng chẳng hề biết đến sự hiện diện của chú trên phim. Chú Văn Ngà chia sẻ: "Không sao cả, miễn được khóc được cười cùng các nhân vật nhằm mang lại cảm xúc cho khán giả là hạnh phúc. Đã chọn một góc riêng lặng thầm thì cần gì nghĩ đến sự nổi tiếng nữa".

Biết ơn chú vì những vai diễn đặc biệt ấn tượng của chú cho Việt sử kiêu hùng.

- Trang fapage Việt sử kiêu hùng

Kumiko Okae - nữ diễn viên Nhật Bản lồng tiếng phim Pokémon - qua đời vì COVID-19

TTO - Gia đình thông báo Kumiko Okae đã từ trần trong một bệnh viện thủ đô Tokyo sau 20 ngày chống chọi với virus SARS-CoV-2.

HOÀNG LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar