08/05/2019 17:51 GMT+7

Nghệ sĩ Thành Trí - một người thầy của sân khấu đã ra đi

QUÝ THANH
QUÝ THANH

TTO - NSƯT Thành Trí - một trong những đạo diễn thuộc thế hệ đầu tiên của sân khấu cách mạng Đất Phương Nam - vừa qua đời vào 6h sáng nay 8-5. Ông cũng là người thầy của nhiều thế hệ diễn viên, đạo diễn thành danh như NSƯT Thành Hội, Thanh Hoàng...

Nghệ sĩ Thành Trí - một người thầy của sân khấu đã ra đi - Ảnh 1.

NSƯT Thành Trí - Ảnh: THANH HIỆP

Từ nhỏ, đạo diễn Thành Trí đã biết làm thơ Đường luật, thuộc nhiều sách hay, một phần do ảnh hưởng lớn từ người cha - cụ Nguyễn Thạnh Trị.

Cha của ông mở nhà máy in nên có in nhiều sách báo bí mật; in các chương trình của các đoàn hát cải lương; các tờ giới thiệu phim và tài tử điện ảnh đương thời (những năm 40 của thế kỷ trước). Việc đọc được các ấn phẩm đó đã gieo trong ông niềm đam mê với nghệ thuật, điện ảnh.

Năm 1950, ông tham gia phong trào Trần Văn Ơn, viết báo, vẽ tranh cổ động... ở Trường trung học Trần Văn Khuê (nay là trường Nguyễn Thái Học). Sau đó, ông được phân công hoạt động ở trường Victor Hugo (1953-1954). Đến tháng 3 năm 1955, ông ra Bắc tập kết.

Là học sinh trung cấp khóa I Trường Giao thông công chánh (ngành đường sắt) từ 1955-1956, ông tự thấy không hợp nên xin chuyển về trường Chu Văn An học lớp 10 để chuẩn bị thi Đại học Tổng hợp Văn…

Đúng lúc đó, Đoàn Văn công Nam bộ ra Bắc và tách ra làm hai đoàn: kịch nói Nam bộ và cải lương Nam bộ. Đoàn kịch nói Nam bộ tuyển người để đóng phim Biển động, lúc này Thành Trí đang là học sinh trường Bưởi, ông đã thi tuyển văn công và trúng tuyển.

Năm 1957, Thành Trí vô đoàn kịch nói Nam bộ. Năm 1958 tại Hội diễn toàn quốc miền Bắc, ông được giao đóng vai thiếu úy đồn trưởng trong kịch Sống chung của tác giả Phạm Ngọc Truyền.

Đến khi Nhà hát kịch Việt Nam dựng vở Đứng gác dưới ánh đèn néon do đạo diễn Văn Chiêu thực hiện, ông lên sân khấu đóng vai Đồng A San, đó cũng là vai chính đầu tiên của Thành Trí.

Năm 1967, ông được cử đi học đạo diễn tại trường Đại học sân khấu quốc gia Lunasatxki - Moscow (Liên Xô cũ), đồng khóa với các đạo diễn miền nam ra Bắc tập kết, được đánh giá là thế hệ "hạt giống đỏ" như: Tạ Văn Tạo, Đoàn Bá, Ca Lê Hồng, Bạch Lan.

Năm 1973 trở về đoàn kịch nói Nam bộ sau khi tốt nghiệp, đạo diễn Thành Trí đã áp dụng nhiều trường phái kịch được học để đưa vào tác phẩm của mình, đồng thời vận dụng những kiến thức được học từ sân khấu truyền thống của tuồng, chèo, cải lương, để hình thành phong cách dàn dựng của chính ông.

Trong giảng dạy, ông cũng có giáo trình riêng, để từ đó đào tạo các thế hệ diễn viên, đạo diễn trẻ mà sau này nhiều người đã thành danh như: NSƯT Thành Hội, Thanh Hoàng, đạo diễn Đoàn Khoa, Công Hậu, Lê Thụy, Phương Dung…

Từ ngày 15-5-1975, ông giữ cương vị phó đoàn - chỉ đạo nghệ thuật Đoàn kịch nói Cửu Long Giang (tiền thân là Đoàn kịch nói Nam bộ), đồng thời ông và các đồng nghiệp đã tiếp quản di sản kịch nghệ TP.HCM, trên cơ sở vật chất Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay trường Đại học Sân khấu điện ảnh TP HCM).

Ông đã dựng những vở kịch vui trên sân khấu kịch nói có tiếng cười châm biếm như: Coi mắt, Người tình trễ xe, Cơn bão cuối cùng, Quẹo cua, Trước một chuyến đi… Ông còn là tác giả kịch bản, sáng tác nhiều vở kịch truyền hình và trên sàn diễn đoàn kịch Cửu Long Giang được khán giả yêu thích.

Các nghệ sĩ là học trò của ông bày tỏ sự thương tiếc khi thầy của mình đột ngột ra đi. Khán giả mãi nhớ đến ông qua những tác phẩm, vai diễn để đời. Ông là bậc thầy đáng kính của giới sân khấu, cả cuộc đời tận tụy vì học trò, vì sàn diễn và trên hết là vì sự nghiêm túc, tử tế trong công việc sáng tạo nghệ thuật, để sân khấu mãi mãi là thánh đường.

Đạo diễn Thành Trí tên thật Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1936 tại Thạnh Trị, Sóc Trăng. Cả cuộc đời ông đã dành cho sự nghiệp sân khấu và ông đã được nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng như:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba (Quyết định ký năm 1985);

- Huy chương "Chiến sĩ văn hóa" năm 1981; Huy chương "Vì sự nghiệp sân khấu Việt - Hàn" năm 1999;

- Huy chương "Vì sự nghiệp văn hóa tư tưởng" năm 2001;

- Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993.

Tang lễ của NSƯT Thành Trí được tổ chức tại nhà tang lễ TP.HCM (số 25 Lê Quý Đôn, quận 3). Lễ động quan diễn ra vào lúc 6h ngày 11-5 và sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

TTO - Sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư, NSƯT Thanh Hoàng đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều 26-7 tại TP.HCM, hưởng dương 55 tuổi.

QUÝ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar