02/06/2016 20:33 GMT+7

Nghệ sĩ mời luật sư bảo vệ hãng phim truyện Việt Nam

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TTO - Chiều ngày 2-6, NSƯT Đức Lưu cho biết các nghệ sĩ tâm huyết với Hãng phim truyện VN (VFS) đã mời luật sư tư vấn về pháp lý để kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xung quanh việc cổ phần hoá VFS.

NSUT Đức Lưu (trái) trao đổi xung quanh việc cổ phần hoá VFS - Ảnh: CTV

NSUT Đức Lưu cung cấp cho Tuổi Trẻ hai văn bản liên quan đến diễn biến mới việc cổ phần hoá VFS bao gồm: Bản kiến nghị về giải pháp chấn hưng hãng phim truyện VN (ngày 23-5) của các nghệ sĩ tâm huyết và biên bản cuộc họp ngày 31-5 của VFS phản bác lại hầu hết các ý kiến của bản kiến nghị trên.

Theo đó, chín nghệ sĩ bao gồm: NSND Nguyễn Thanh Vân, NDUT Nguyễn Đức Việt, NSND Trà Giang, NSND Minh Châu, NSUT Đức Lưu, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, chủ nhiệm phim Lê Hồng Sơn, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, hoạ sĩ - NSUT Vũ Huy đã cùng ký vào bản kiến nghị gửi thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, đề nghị dừng ngay việc cổ phần hoá đối với VFS.

Dừng ngay cổ phần hoá VFS

Mở đầu bản kiến nghị, các nghệ sĩ thẳng thắn bày tỏ thế hệ các nghệ sĩ từng cống hiến, trưởng thành từ VFS “vô cùng bức xúc trước thông tin về quá trình cổ phần hoá VFS”. Đồng thời, các nghệ sĩ kiến nghị cần ngay lập tức chấn chỉnh, thậm chí dừng hẳn việc cổ phần hoá VFS vì các lý do:

Tiến trình cổ phần hoá VFS hiện nay đang diễn biến tỏ ra không minh bạch và rất vội vã, khiến nhiều người đặt câu hỏi về mục đích cổ phần hoá hãng phim và đặc biệt là mục đích của đơn vị đang giữ vai trò nhà đầu tư chiến lược vào hãng phim thực chất là gì?

Bản kiến nghị cũng nêu rõ việc cổ phần hoá VFS chưa từng được đưa ra bàn thảo tại các hội nghị công nhân viên chức của hãng. Chủ trương cổ phần hoá VFS chỉ được công bố trên tờ báo rất nhỏ của địa phương (báo Kinh tế & Đô thị). 

Về việc đại diện Bộ VH-TT&DL công bố giá trị thương hiệu, giá trị đất đai của hãng đều bằng không, các nghệ sĩ lại cho rằng VFS đang giữ quyền sử dụng trên bốn mảnh đất đều có giá trị kinh tế cao, trong đó có hai lô đất tại Hà Nội và TP.HCM đều được đánh giá là “đất vàng”.

NSUT Đức Lưu nêu ra hai đề xuất:

Ở Nga, xưởng phim Mosfilm đã được đặc cách giữ lại, không cổ phần hoá, làm một biểu tượng của điện ảnh Nga. Vậy có thể xem xét làm điều này với VFS, vì đây là đơn vị do Bác Hồ ký quyết định thành lập và có nhiều đóng góp cho nền điện ảnh nước nhà.

Hoặc nếu cổ phần hoá, thì phải làm lại từ đầu, làm thật trong sạch, minh bạch, công khai các giá trị của VFS.

“Lịch sử của hãng phim tồn tại 60 năm […] đã bị coi bằng không trước mục tiêu cổ phần hoá bằng được với giá rẻ mạt, bất chấp sự tổn thất về tinh thần của các thế hệ nghệ sĩ trong cả nước cũng như nguy cơ thất thoát nguồn tài sản lớn mà nhà nước đã giao quyền sử dụng cho hãng phim” - các nghệ sĩ mạnh mẽ lên tiếng.

Các nghệ sĩ nêu giải pháp trước mắt: tạm dừng việc cổ phần hoá VFS với đối tác là Vivaso; thay giám đốc VFS hiện nay; cần tiếp xúc đầy đủ giữa nhiều thành phần, nhiều cơ quan hữu quan để trả lời câu hỏi: cổ phần hoá VFS để làm gì?; khi VFS có giám đốc mới, sẽ tạo đà cho tiến trình cổ phần hoá minh bạch, công khai giá trị của hãng.

Các nghệ sĩ cũng cho biết khi tiếp xúc với nhà đầu tư chiến lược (Tổng công ty Vận tải thủy - Vivaso), họ đã không thể trả lời được nhiều câu hỏi về chiến lược phát triển hãng phim trong tương lai.

“Quá trình cổ phần hoá cần được công khai và có lộ trình, đủ để các nhà đầu tư nhìn thấy khả năng phát triển và giá trị thương mại của hãng phim trên cơ sở đất đai và nguồn nhân lực quý giá. Cũng trong lộ trình này, các nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược của hãng đều phải trình được đề án phát triển và được phản biện công khai, thấu đáo bởi các chuyên gia trong ngành và các chuyên gia kinh tế, các luật sư” - các nghệ sĩ nêu ở cuối bản kiến nghị.

Phản bác tất cả các kiến nghị tâm huyết

Tuy nhiên, cuộc họp của VFS ngày 31-5 do đạo diễn Vương Tuấn Đức - giám đốc VFS chủ trì đã phản bác lại hầu hết các ý kiến tâm huyết nêu trong bản kiến nghị trên.

Về giá trị thương hiệu của VFS được định giá bằng không, ông Vương Tuấn Đức dẫn ý kiến của công ty TNHH Kiểm toán quốc gia VIA rằng, VFS không tập hợp chi phí thực tế để tạo dựng thương hiệu nên giá trị thương hiệu bằng không.

Về giá trị đất, VFS lựa chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất và trả tiền thuê đất hàng năm đối với 4 lô đất có tổng diện tích gần 14.000 m2 khi chuyển sang công ty cổ phần, vì vậy không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên ông Lê Hồng Sơn phản bác rằng công ty kiểm toán chưa hiểu rõ về giá trị điện ảnh, bởi nó còn là giá trị tinh thần, giá trị của những người làm trong ngành điện ảnh. “Hãng cũng chưa bao giờ là đơn vị kinh doanh điện ảnh mà chỉ làm nhiệm vụ chính trị nên cần xem xét lại khi nói rằng hãng luôn kinh doanh thua lỗ” - ông Sơn nói.

NSND Nguyễn Thanh Vân dẫn lại bài báo  trên báo Tuổi Trẻ phỏng vấn ý kiến TS luật Nguyễn Ngọc Sơn nói về tính pháp lý của giá trị đất đai và giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Nguyễn Danh Thắng - đại diện VIVASO lại cho rằng ý kiến của TS luật Nguyễn Ngọc Sơn chỉ đưa ra một góc nhìn chứ không có tính pháp quy.

Điều đặc biệt là tại cuộc họp, khi lấy ý kiến biểu quyết về giá trị thương hiệu và giá trị đất đai của VFS bằng không, có 18/19 ý kiến biểu quyết không đồng ý.

Ông Vân cũng tiết lộ tại cuộc họp có một công ty với số vốn điều lệ 3000 tỷ đồng rất tha thiết trở thành nhà đầu tư chiến lược của VFS nhưng biết thông tin chậm. Ông Vân đã tha thiết đề nghị lùi thời gian lựa chọn nhà đầu tư để có thêm cơ hội nữa cho VFS nhưng rất tiếc Bộ VH-TT&DL đã không đồng ý.

Đạo diễn Vương Đức nói rằng việc đề nghị dừng cổ phần hoá VFS là không có căn cứ cơ sở pháp lý và đi ngược lại với chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đề nghị cải chính về thông tin VFS "nợ 90 tỷ đồng"

Về thông tin Bộ VH-TT&DL công bố với truyền thông rằng hãng phim đang nợ 90 tỷ đồng, các nghệ sĩ nói rõ: “Đây là thông tin nhảm nhí, có chủ ý xúc phạm và hạ thấp giá trị thương hiệu của hãng phim”. Bởi thực tế hãng chỉ nợ tiền thuê đất (khoảng 4,5 tỷ đồng) và không có món nợ nào mới về sản xuất phim ngoài khoản vay không tính lãi từ nhiều năm trước (2 tỷ đồng).

“Vì vậy nói hãng phim nợ 90 tỷ là cách nói cố ý hạ nhục nghệ sĩ, làm nhiễu loạn thông tin trên công luận khiến xã hội hiểu lầm và kêu gọi sự đồng thuận với hành vi cổ phần hoá vội vã với giá rẻ mạt”.

Lý do việc Bộ VH-TT&DL phát ngôn trên truyền thông rằng VFS nợ đến 90 tỷ đồng, biên bản cuộc họp ghi lại rằng, đó là do một vị Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đã “nói ngược” số tiền lỗ lũy kế của VFS trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Việt đề nghị Bộ VH-TT&DL phải có thông tin cải chính trên báo chí về sai lầm này.

VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar