26/08/2010 20:54 GMT+7

Nghệ sĩ không nhà chụp hình nghệ sĩ đường phố

VIỆT QUÊ
VIỆT QUÊ

TTO - Từ 18g ngày 26-8, tại Café Ami (Khu du lịch Văn Thánh; 48/10 Điện Biên Phủ, P22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) bắt đầu diễn ra triển lãm ảnh chân dung nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải qua ống kính nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong (kéo dài đến ngày 29-8).

Phóng to
Tạ Trí Hải qua ống kính nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong

Ngay sau khai mạc triển lãm sẽ có tiệc sinh nhật mừng nghệ sĩ Tạ Trí Hải tròn 70 tuổi. Đây cũng là tiệc sinh nhật đầu tiên trong đời ông.

Trong vài năm nay, ở góc công viên 30/4, hình ảnh nghệ sĩ Tạ Trí Hải, khi với cây violon, lúc với đàn mandoline, gieo ngân bao giai điệu mỗi ngày đã trở thành một biểu trưng cho vẻ đẹp thanh bình của thành phố.

Dù sống một mình, nhưng người nghệ sĩ già ấy không đơn độc, bởi quanh ông luôn có bạn bè đủ mọi quốc tịch, già có trẻ có. Và có một người từng biết, từng chơi với ông ngay từ những ngày đầu tiên ông ra công viên chơi nhạc, người đó chính là nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong.

Trần Thế Phong vốn là trẻ bụi đời. Năm lên ba, cha mẹ ly dị. Cậu bé Trần Thế Phong "từ nhà ra đường phố", từ đó đến nay đã mấy mươi năm không biết bữa cơm gia đình là như thế nào.

Với những gì thuộc về trẻ thơ và ở thế giới đường phố, Trần Thế Phong đều rất nhạy cảm. Anh bảo: "Tôi là nghệ sĩ không nhà, mà nghệ sĩ không nhà chụp ảnh nghệ sĩ đường phố cũng là điều tất nhiên thôi".

Triển lãm trưng bày 55 tác phẩm (khổ 50x75cm), được chọn từ rất nhiều những bức ảnh chụp Tạ Trí Hải trong vòng hai năm qua; hầu như không dàn dựng, sắp đặt, mà chỉ là những tấm hình được Trần Thế Phong chụp bất ngờ.

Cũng không chỉ có ở một góc công viên bên cạnh Nhà thờ Đức Bà, mà còn nhiều nơi chốn khác (ảnh). Đó là hình ảnh Tạ Trí Hải trong những chuyến đi làm từ thiện, khi một mình đạp xe ra phố hay lặng lẽ bước lên cầu thang khu nhà tập thể…

Phóng to

Trần Thế Phong vốn ăn chay trường từ năm 18 tuổi, từ nhiều năm nay mỗi năm anh thực hiện từ 2-3 chuyến đi làm từ thiện, mục đích chính là giúp đỡ trẻ em nghèo. Gần đây những chuyến đi từ thiện của anh lại có thêm nghệ sĩ Tạ Trí Hải. Đến đâu, tiếng đàn violon của Tạ Trí Hải cũng làm say mê lòng người. Và, Trần Thế Phong chỉ thầm lặng chụp.

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải biết "thằng Phong" chụp hình mình, nhưng không rõ đẹp xấu thế nào, bởi chưa lần nào ông được xem.

Cho đến khi chuẩn bị triển lãm, Trần Thế Phong mới cho Tạ Trí Hải xem ảnh. "Ông già". ngạc nhiên quá đỗi, không biết nói gì hơn ngoài chữ: "Đẹp"’.

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải cũng rất xúc động khi được biết Trần Thế Phong hiện nay vẫn sống nhà trọ, không dư dả gì, nhưng nhiệt tình kiếm tài trợ làm triển lãm, rồi tổ chức sinh nhật cho mình.

Tuổi 70, nhưng sinh nhật là đầu tiên.

Phóng to

Sau triển lãm này, Trần Thế Phong sẽ tiễn Tạ Trí Hải ra Hà Nội. Chuyến trở về của Tạ Trí Hải ở tuổi 70 không chỉ là về với hoài niệm Hà Nội, mà ông còn được Hà Nội mời về tham gia một tháng lễ hội đường phố, nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Và Trần Thế Phong lại đang tính sẽ ra Hà Nội để "kiếm thêm" những tấm hình của Tạ Trí Hải, cũng là để cho tâm hồn mình lại được lãng du theo tiếng vĩ cầm.

VIỆT QUÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Lâu lắm rồi, nghệ sĩ Hạnh Thúy mới trở lại vai trò đạo diễn ở sân khấu chuyên nghiệp với vở diễn có cái tên ngắn gọn: Ghen.

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Làm cho cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh của các chiến sĩ công an

Nhà văn Nguyễn Bình Phương khẳng định viết tôn vinh chiến sĩ công an để cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh, để cuộc sống ngày càng tử tế hơn.

Làm cho cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh của các chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar