25/03/2023 19:41 GMT+7

Nghệ nhân giữ ‘bí kíp’ may gối tựa hoàng cung qua đời

Nghệ nhân dân gian Công Tôn Nữ Trí Huệ, người giữ “bí kíp” may gối tựa (còn gọi “trái dựa”) của hoàng cung triều Nguyễn xưa, qua đời ở tuổi 102.

Nghệ nhân giữ ‘bí kíp’ may gối tựa hoàng cung qua đời - Ảnh 1.

Cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ, người giữ "bí kíp" may "trái dựa" hoàng cung triều Nguyễn, vừa qua đời - Ảnh: NHẬT LINH

Chiều 25-3, gia đình nghệ nhân Công Tôn Nữ Trí Huệ, xác nhận thông tin cụ bà vừa qua đời tối 24-3, hưởng thọ 102 tuổi.

Là chắt nội của vua Minh Mạng, cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ được biết đến là người cuối cùng còn giữ được "bí kíp" may "trái dựa" - một loại gối tựa tay dành cho những bậc cao quý trong hoàng cung triều Nguyễn những tưởng thất truyền từ lâu.

Sinh thời, cụ từng được vào ở phủ Kiên Thái Vương để phục vụ may vá áo quần cho hoàng thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại). Nhờ may vá có nghề, khéo tay và có duyên nên bà được bà Từ Cung nhờ may lại các "trái dựa" đã bung chỉ, mục vải dùng để thờ phụng trong các lăng vua.

Bà Trí Huệ đã có công khôi phục nghề may "trái dựa" hoàng cung tưởng chừng thất truyền. Sau này bà đã truyền lại nghề này cho con dâu của mình là chị Lê Thị Liền.

Với những công lao trong việc lưu truyền kỹ thuật may "trái dựa", đầu năm 2023 Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã trao danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam cho cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ.

"Trái dựa" là loại gối gấp nếp, được nối lại với nhau bốn hoặc năm lá (tấm) đệm nhỏ hình chữ nhật, mỗi lá dày khoảng 4-5cm. Mỗi lá gối được làm từ bốn ống lụa độn bông mềm rồi khâu lại với nhau bằng chỉ, bên ngoài bọc lụa quý, có thể trải dài ra hoặc gấp lại thành chồng.

Các bậc quyền quý hoàng gia thường dùng "trái dựa" để tựa khuỷu tay ngồi ngâm thơ, thưởng trà, đàm đạo văn chương, biểu hiện cho sự giàu sang, cao đạo.

Theo cụ Trí Huệ, "trái dựa" hoàng tộc có thêu hình rồng năm móng, còn của các quan chỉ có bốn móng. Đặc biệt loại bông dùng để làm phần ruột gối của hoàng cung phải là bông mềm bọc lụa quý.

Tác giả Nobel văn chương Kenzaburo Oe qua đời

Kenzaburo Oe, nhà văn Nhật Bản đoạt giải Nobel văn học năm 1994, đã qua đời ở tuổi 88.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar