13/06/2017 15:00 GMT+7

​Nghe kém, điếc: khuyết tật có thể phòng tránh được

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Nghe kém (giảm thính lực) ảnh hưởng xấu đến khả năng giao tiếp, khả năng học tập, làm việc và sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Một nửa số các trường hợp giảm thính lực có thể phòng tránh được khi được phòng ngừa sớm.

Nguyên nhân

Giảm thính lực có thể xảy ra ở một tai hoặc cả 2 tai, có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Giảm thính lực bẩm sinh xuất hiện ngay sau khi trẻ mới sinh hoặc sau một thời gian ngắn sau sinh, nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền hoặc do biến chứng của các bệnh lý trong thai kỳ của bà mẹ hay các tai biến khi chuyển dạ, bao gồm: bà mẹ bị các bệnh rubella, giang mai và một số bệnh nhiễm trùng khác trong thời kỳ mang thai hoặc dùng các thuốc gây độc cho tai (thuốc chống sốt rét, một số loại kháng sinh…) trong thai kỳ; trẻ sơ sinh nhẹ cân, trẻ bị ngạt ngay lúc được sinh ra, trẻ bị vàng da sơ sinh.

Giảm thính lực mắc phải xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do biến chứng của các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, sởi, quai bị (trong các trường hợp này, giảm thính lực thường xuất hiện ngay trong thời kỳ thơ ấu nhưng cũng có thể xuất hiện trễ hơn, khi trẻ lớn); bệnh về tai: viêm tai giữa mạn tính, viêm tai giữa thanh dịch; chấn thương đầu, chấn thương tai; sử dụng các thuốc độc cho tai; tiếp xúc với tiếng ồn (nghe nhạc quá to, vận hành các máy móc có nhiều tiếng ồn…); dần dần giảm thính lực ở người cao tuổi… Trong các nguyên nhân vừa nêu, viêm tai giữa mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thính lực ở trẻ em tại các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Giảm thính lực gây tác hại nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp, khiến trẻ chậm nói, gây khó khăn cho việc học tập của trẻ kể cả học nghề, dẫn đến trẻ bị mù chữ, không nghề nghiệp. Hậu quả là khi trẻ trưởng thành sẽ bị thất nghiệp gây gánh nặng về kinh tế cho đât nước, xã hội. Ngoài ra, do không giao tiếp được với người xung quanh nên người mang khuyết tật này có cảm giác bị cách ly, cô đơn, dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.

Phòng ngừa

Một nửa số các trường hợp nghe kém có thể phòng tránh được nếu được dự phòng sớm ngay từ đầu bằng những biện pháp đơn giản: tiêm ngừa vắc-xin phòng các bệnh sởi, quai bị, viêm màng não, rubella cho trẻ em; tiêm ngừa vắc-xin phòng rubella cho nữ thanh niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; thực hiện tầm soát thính lực cho các trẻ sơ sinh có nguy cơ cao (trẻ sơ sinh nhẹ cân, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ bị vàng da sơ sinh…) để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời; tầm soát, điều trị bệnh giang mai và một số bệnh nhiễm khác cho phụ nữ mang thai; giữ vệ sinh tai, khám và phát hiện, điều trị sớm các bệnh về tai; tránh sử dụng các thuốc độc cho tai nếu không có chỉ định của thầy thuốc; giảm tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn (sử dụng nút tai hoặc mũ chụp tai khi làm việc trong môi trường tiếng ồn, tránh nghe nhạc quá lớn, tránh sử dụng dụng cụ tai nghe liên tục trong thời gian dài...).

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar