10/05/2018 13:00 GMT+7

Ngày mai sương muối và lời thở than của đất

TRẦN CHIẾN
TRẦN CHIẾN

TTO - Sau một đời chinh chiến, đại tá Tầm trở về làng với giấc mơ yên hưởng, đâu biết quê hương ông sắp phải lâm vào cơn ba đào.

Ngày mai sương muối và lời thở than của đất - Ảnh 1.

Ảnh: Nhã Linh

Mình là người dân thì mình là đất, ai mà chả giẫm chân được lên đất. Thích thì người ta vun vén gượng nhẹ..., không thích thì đào bới băm bổ cho nát nhừ ra, sâu hoắm vào, đào tận gốc trốc tận rễ. Một khi đã là đất thì chống làm sao nổi..., uất ức căm giận cũng chả đi đến đâu

Trích tiểu thuyết

Phát hiện nơi đây có mỏ nước nóng, công ty Thần linh của Hồng Đào - vợ bí thư tỉnh - kết hợp với "lực lượng chức năng" chiếm đất đồng Mơ với giá như cướp trắng.

"Mình là người dân thì mình là đất, ai mà chả giẫm chân được lên đất. Thích thì người ta vun vén gượng nhẹ..., không thích thì đào bới băm bổ cho nát nhừ ra, sâu hoắm vào, đào tận gốc trốc tận rễ. Một khi đã là đất thì chống làm sao nổi..., uất ức căm giận cũng chả đi đến đâu".

Trải nghiệm của ông đại tá già đời chinh chiến ấy thật cay đắng!

Tầm đột quỵ nằm xuống, sau ông, những bí thư chi bộ Tĩnh, Cử, cụ Hiền, mỗi người mỗi kiểu, tiếp tục tranh đấu cho dân mất đất rồi đều trả giá bằng sinh mạng mình.

"Chúng con rất biết thân biết phận mình, có người làm quan thì phải có người làm dân", lời khấn của Cử trong lễ cầu an thật ai oán.

Tiểu thuyết của nhiều đoạn như thế. Khác hẳn những thương xót, đồng cảm xa xôi ta hằng nghe, chúng là tiếng kêu của chính những người sống nhờ đất nhiều đời "thoắt cái" không còn đất.

Thế nào là "sở hữu toàn dân" đây? Nông dân thật đông đảo và ác thay, những tiếng kêu rên của họ ít khi "thấu" tới trời, nên làng xóm ta "chủ yếu là êm ả".

Văn học nông thôn lâu nay thường khai thác vẻ đẹp cổ điển truyền thống, sự lãng mạn bình yên, có ba đào sôi động lên thì lại là "đề tài" cải cách ruộng đất.

Ngày mai sương muối kết hợp cả hai vẻ này, lại rát bỏng với ruộng đất hôm nay, vấn đề chả biết bao giờ mới ổn thỏa. Mới là ở chỗ đó. Tác giả nương theo xung đột chiếm - giữ đất, hành động truyện bóc tách dần dần bộ mặt đạo đức, bản chất tốt hoặc xấu của mỗi bên.

Trong Ngày mai sương muối, Trương Tư Tần Quỳnh còn có nhiều "mỏ" chuyện khác hay vô cùng. Những "nhánh" rẽ ngang mà thể loại tiểu thuyết cho phép thật đáng xem, để rồi khi "vòng lại", chúng phục vụ cho xung đột chính phong phú hơn.

Đó là bao sự tích, đức tin thô sơ, những chuyện củ tỉ về làng, núi, lòng sông bồi lở, giặc giã, dòng họ...; là hành động đốt sớ đầy bất ngờ trước lăng cụ Hồ của ông Cử.

Về mặt nhân vật, cô thôn nữ xinh đẹp Đức (người yêu cũ của Tầm) nay là bà Đức (vợ Cử) đanh đá, sắc sảo và cũng đầy nhân ái, hẳn là đầy đặn, xương thịt nhất; nhưng những Lễ, Tầm, Tĩnh... cũng không hề đơn sắc về tính cách. Không chỉ là sự quý trọng, bức xúc về nông thôn, tác giả còn rất yêu và thuộc nó.

Giọng văn từ tốn, cách chọn chữ, cân nhắc chi tiết kỹ càng khiến ta nghĩ tới những ông thợ dựng đình chùa một thuở, làm tới bao giờ ưng ý mới thôi. Cũng phải nói đến sự kể chân phương, tuần tự theo thời gian, không tân kỳ kiểu tiểu thuyết hiện đại, không vội vã luận đề để rồi rơi vào thời sự..., tất cả đều phải có tâm thế viết rất trầm ổn.

Lâu rồi mới gặp một tác giả tự tin như thế này. Lâu rồi mới được đọc một cuốn sách về đề tài nông thôn am hiểu, sâu sắc và hấp dẫn đến thế, nhất là khi vấn đề ruộng đất của nông dân ở nhiều nơi trên đất nước đang sốt sình sịch, tiềm ẩn những xung đột không dễ bề hóa giải.

Và lo cho sách hay rơi vào tay lớp người đọc bất chấp chi tiết đắt, chỉ muốn biết chuyện đi đến đâu, kết cục ra sao...

tq

Ảnh: NVCC

Trương Tư Tần Quỳnh vốn là nhà báo công tác tại Đài truyền hình Việt Nam, đã nghỉ hưu. Ông ấp ủ mộng văn chương từ nhỏ nhưng khi bước vào tuổi U-70 mới xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay Di chúc hoa ti gôn (2007).

Đúng 10 năm sau, Ngày mai sương muối (NXB Trẻ), tiểu thuyết thứ hai của ông ra đời, gây được sự chú ý của dư luận không chỉ vì chạm đến vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay là ruộng đất của người nông dân mà còn bằng sự từng trải sâu sắc và bút pháp tiểu thuyết già dặn, cuốn hút. Có lẽ ông là nhà văn "tay ngang" lớn tuổi nhất hiện nay đang làm "sóng sánh" văn đàn.

Hữu Việt

TTO - Chuyện nhà tôi với Mẹ già còn ở trên Phây? và Bao giờ bước tới bờ vui? là 2 cuốn sách mà nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải vừa chia sẻ với độc giả ở đường sách TP.HCM.

TRẦN CHIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar