18/08/2021 18:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngày 18-8: Cả nước thêm 8.800 ca COVID-19, Bình Dương tăng biện pháp mạnh chống dịch

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Bản tin ngày 18-8 của Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận thêm 8.800 ca mắc COVID-19. Đáng chú ý, số ca mắc cả nước có giảm nhưng các tỉnh thành dịch đang 'nóng' như TP.HCM, Đồng Nai vẫn tăng.

Ngày 18-8: Cả nước thêm 8.800 ca COVID-19, Bình Dương tăng biện pháp mạnh chống dịch - Ảnh 1.

Lắp đặt các trang thiết bị cho Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Dã chiến số 14, do Bệnh viện Trung ương Huế quản lý tại TP.HCM sáng 18-8 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP.HCM tăng 172 ca, Bình Dương giảm 819 ca

Tính từ 18h ngày 17-8 đến 18h30 ngày 18-8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.800 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 8.788 ca ghi nhận trong nước tại TP..HCM (3.731), Bình Dương (2.513), Đồng Nai (443), Long An (428), Tiền Giang (282), Đà Nẵng (134), Kiên Giang (169), An Giang (105), Tây Ninh (104), Cần Thơ (91), Khánh Hòa (86),

Bến Tre (72), Phú Yên (65), Vĩnh Long (61), Nghệ An (59), Quảng Nam (53), Hà Nội (46), Đồng Tháp (31), Bình Thuận (20), Thừa Thiên Huế (17), Hậu Giang (16), Bình Định (15), Đắk Nông (13), Quảng Trị (12), Quảng Ngãi (9), Ninh Thuận (8 ), Quảng Bình (8),

Hà Tĩnh (8 ), Gia Lai (7), Bắc Ninh (7), Lâm Đồng (6), Thanh Hóa (6), Đắk Lắk (5), Lào Cai (4), Sơn La (2), Cà Mau (2), Ninh Bình (1), Thái Bình (1), Vĩnh Phúc (1), Lạng Sơn (1), Điện Biên (1), Bạc Liêu (1), trong đó có 5.825 ca trong cộng đồng.

Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 951 ca, nhưng tại TP.HCM tăng 172 ca, Bình Dương giảm 819 ca, Đồng Nai tăng 145 ca, Long An giảm 153 ca, Tiền Giang giảm 129 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 301.957 ca nhiễm, đứng thứ 73/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 297.920 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Phòng.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (160.117), Bình Dương (52.346), Long An (16.007), Đồng Nai (14.945), Bắc Giang (5.795). Có 3.751 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 18-8. Tính đến nay tổng số ca được điều trị khỏi là 15.059 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 654 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

Ngày 18-8: Cả nước thêm 8.800 ca COVID-19, Bình Dương tăng biện pháp mạnh chống dịch - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tỉ lệ tử vong ở Việt Nam: 2,2%

Ngày 18-8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 298 ca tử vong tại TP.HCM (255), Bình Dương (20), Long An (11), Cần Thơ (2), Bến Tre (2), Vĩnh Long (2), Đà Nẵng (1), Bắc Giang (1), Bình Thuận (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 18-8 là 6.770 ca, chiếm tỉ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và ngang với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Trong ngày 17-8, có 395.979 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 15.518.869 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.032.444 liều, tiêm mũi 2 là 1.486.425 liều.

Ngày 18-8, Bộ Y tế tổ chức họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 với 12 tỉnh/thành phố miền Tây Nam Bộ. Bộ Y tế có quyết định xuất cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 cho nhiều cơ sở y tế ở các tỉnh phía Nam đang điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Có 17 bệnh viện (các trung tâm hồi sức tích cực COVID-19) cùng Bệnh viện Trung ương Cần Thơ và sở y tế các tỉnh, thành: TP.HCM, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh và Cần Thơ được cấp thuốc Remdesivir trong đợt này.

Đây là lần thứ 2 thuốc Remdesivir được Bộ Y tế xuất cấp để phục vụ nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 của các cơ sở y tế. Trước đó, ngày 8-8, lô thuốc đầu tiên gồm 10.000 lọ Remdesivir đã được đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM.

Bệnh viện đa tầng đầu tiên tại TP.HCM

Ngày 18-8, Bệnh viện Dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình (đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP.HCM) do Bệnh viện Thống Nhất (bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế) đảm nhiệm chính thức khánh thành với quy mô 1.000 giường. Đây là mô hình bệnh viện dã chiến đầu tiên ở TP.HCM điều trị cùng lúc cả 3 tầng bệnh COVID-19 (bệnh nhẹ, trung bình và nặng).

Để giúp các F0 cách ly tại nhà theo dõi sức khỏe trong lúc chờ tổ phản ứng nhanh tới hỗ trợ nhập viện khi có dấu hiệu nặng, TP.HCM lập trạm đo SpO2 và thở oxy tại các khu phố và tổ dân phố.

Từ hôm nay đến ngày 23-8, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ đang mang thai (tuổi thai từ trên 13 tuần), với số lượng dự kiến là 1.000 liều.

Từ ngày 18-8, Quảng Nam tăng thời gian cách ly tập trung từ 7 lên 14 ngày đối với người về từ các tỉnh, TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Tại cuộc làm việc với tỉnh Bình Dương ngày 18-8, ông Dương Chí Nam, phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, đã đề nghị 2 địa phương có tỉ lệ lây nhiễm cao tại Bình Dương là Thuận An và Tân Uyên cần áp dụng các biện pháp mạnh để khống chế dịch.

Cụ thể, ông Nam đề nghị TP Thuận An cần được khóa chặt, yêu cầu người dân tạm dừng tất cả các hoạt động trong 1-2 tuần và đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng tại đây. Với thị xã Tân Uyên, cần thực hiện chỉ thị 16+, đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội kiêm phụ trách Trung tâm hồi sức COVID-19 của tỉnh Bình Dương, cho biết các bệnh viện tầng 1 và tầng 2 của Bình Dương phải theo sát diễn biến bệnh nhân, phát hiện sớm các ca chuyển nặng, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh nhân tử vong.

PGS Hiếu đề nghị người dân bình tĩnh, không hoang mang, tin tưởng vào hệ thống chính quyền và ngành y tế Bình Dương, hệ thống điều trị 3 tầng của Bình Dương bắt đầu phát huy hiệu quả, việc cung cấp thuốc, thiết bị, vật tư y tế đang được tỉnh Bình Dương và các nhà tài trợ tạo điều kiện tốt, hiện nay Bình Dương không thiếu thuốc, các thiết bị tốt nhất đang trên đường đến Bình Dương.

TP.HCM: 7 công trình cấp bách không bị tạm ngưng thi công do dịch COVID-19

TTO - Công trình tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); cầu Thủ Thiêm 2; cầu vượt bến xe Miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội, 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 Thủ Thiêm... được tiếp tục thi công.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar