17/12/2021 21:14 GMT+7

Ngày 17-12, Hà Nội có 1.440 ca hay 535 ca COVID-19 mới?

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Theo báo cáo chiều 17-12 của CDC Hà Nội, trong 1 ngày vừa qua, Hà Nội ghi nhận 1.440 ca mắc COVID-19 mới, cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, thống kê của Bộ Y tế công bố trước đó ít phút, số mắc mới của Hà Nội chỉ là 535 ca.

Tình hình này đã diễn ra liên tục, nhất là trong những ngày gần đây số mắc mới của Hà Nội tăng cao, như ngày 16-12 Bộ Y tế công bố Hà Nội ghi nhận 423 ca mắc mới nhưng con số CDC Hà Nội công bố lại là 1.330.

Ngày 15-12, CDC Hà Nội công bố 1.357 ca nhưng con số của Bộ Y tế lại là 1.024, ngày 14-12 Hà Nội công bố 900 ca nhưng số Bộ Y tế công bố lại là 837...

Điều tương tự cũng xuất hiện ở nhiều địa phương, như TP.HCM từng công bố bổ sung thêm trên 150.000 ca mắc mới, hay Tây Ninh ngày 16-12 công bố bổ sung trên 18.000 ca mới.

Thậm chí sau khi công bố bổ sung trên 18.000 ca mới, tổng số bệnh nhân Tây Ninh công bố vẫn cao hơn con số Bộ Y tế công bố.

Vì sao có sự khác biệt trong chênh lệch số liệu này? Theo giải thích của đại diện Hà Nội, Hà Nội cung cấp số liệu cho Bộ Y tế từ 16h chiều hằng ngày để bộ tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Số liệu chung này cũng được Bộ Y tế công bố và báo chí đăng tải vào 18h hằng ngày.

Còn số liệu Hà Nội công bố được "chốt" vào lúc 18h, khoảng cách 2h sẽ có thêm các mẫu xét nghiệm được trả kết quả và số liệu công bố lấy ở 2 thời điểm nên có khác nhau.

Mặt khác, việc nhập dữ liệu vào Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 có thể chậm hơn số mắc thực tế.

Hoặc có địa phương chỉ nhập ca dương tính xét nghiệm bằng PCR lên hệ thống, trong khi Bộ Y tế đã cho phép Hà Nội, TP.HCM xác định ca mắc mới thông qua test nhanh, con số Bộ Y tế công bố là số lấy từ Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19, trong đó đã có dữ liệu và mã số của từng ca bệnh.

Đây là lý do có tình trạng số liệu chênh lệch giữa công bố của Bộ Y tế và của địa phương.

Theo hướng dẫn Bộ Y tế gửi Hà Nội, TP.HCM..., có thể sử dụng test nhanh kháng nguyên để xác định tình trạng mắc COVID-19 và khỏi bệnh, cho ra viện/chấm dứt cách ly.

Ngày 17-12: Hà Nội lại một ngày cao nhất với 1.440 ca COVID-19

TTO - Từ 18h ngày 16-12 đến 18h ngày 17-12, TP Hà Nội ghi nhận 1.440 ca COVID-19, trong đó 557 ca cộng đồng, 634 ca tại khu cách ly, 249 ca tại khu phong tỏa.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại thu hồi hàng loạt lô sữa chống nắng, nước rửa tay, dầu gội vi phạm

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều lô sản phẩm mỹ phẩm vi phạm quy định, bao gồm sữa chống nắng, dầu gội và nước rửa tay.

Lại thu hồi hàng loạt lô sữa chống nắng, nước rửa tay, dầu gội vi phạm

Long Châu bắt tay các nhãn hàng lớn xây dựng ‘liên minh minh bạch’ vì một Việt Nam khỏe mạnh

Nhân dịp chạm mốc 2.222 nhà thuốc trên toàn quốc - một dấu mốc ý nghĩa trong hành trình phát triển, Long Châu đã khởi xướng và chính thức ký kết 'Liên minh minh bạch'.

Long Châu bắt tay các nhãn hàng lớn xây dựng ‘liên minh minh bạch’ vì một Việt Nam khỏe mạnh

Bộ Y tế nói gì về đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi thay vì 75 tuổi?

Cử tri kiến nghị cần xem xét hạ độ tuổi được nhận trợ cấp xuống còn 70 để hỗ trợ kịp thời cho người già yếu, không có thu nhập.

Bộ Y tế nói gì về đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi thay vì 75 tuổi?

Chiêu trò lừa đảo mới: Hù dọa người hiến máu để chiếm đoạt tài sản

Nhiều người hiến máu liên tiếp nhận được cuộc gọi thông báo rằng kết quả máu của mình bất thường, yêu cầu cấp ảnh CCCD/VNeID...

Chiêu trò lừa đảo mới: Hù dọa người hiến máu để chiếm đoạt tài sản

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar