18/02/2025 10:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngành thép Hàn Quốc chao đảo vì thuế Mỹ

Mức thuế thép nhập khẩu 25% của Mỹ đe dọa đẩy Pohang - thủ phủ thép Hàn Quốc - vào khủng hoảng, khi ngành công nghiệp chủ lực này đối mặt nguy cơ suy thoái.

Ngành thép Hàn Quốc chao đảo vì thuế Mỹ - Ảnh 1.

Nhà sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc Posco nhìn từ một khu dân cư của Pohang - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ tư cho Mỹ trong năm 2024, chiếm 13% tổng lượng thép nhập khẩu của xứ sở cờ hoa.

Thế nhưng giờ đây ngành công nghiệp trọng điểm của Hàn Quốc đang đối mặt với thách thức ngày càng lớn từ thị trường nước ngoài. Chưa hết, mức thuế 25% mà tháng 3 tới đây Mỹ sẽ áp dụng với tất cả thép nhập khẩu vào nước này có thể gây ra những tác động nghiêm trọng và kéo theo hệ lụy lớn đối với nền kinh tế Hàn Quốc.

Xương sống của nền kinh tế quốc gia

Suốt nhiều thập kỷ qua, Pohang - thành phố nằm ở bờ đông Hàn Quốc chuyên sản xuất thép - đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển thần tốc của quốc gia.

Trong bối cảnh Hàn Quốc đang trải qua bất bình đẳng khu vực ngày càng gia tăng khi hầu hết các nguồn tài nguyên khoáng sản đều tập trung ở thủ đô, Pohang trở thành trung tâm công nghiệp quan trọng hiếm hoi.

"Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia khi cung cấp vật liệu cốt lõi cho các lĩnh vực then chốt như xây dựng, ô tô và đóng tàu. Nếu thị trường thép sụp đổ, toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc cũng sẽ bất ổn theo", thị trưởng thành phố Pohang, ông Lee Kang Deok, chia sẻ với AFP.

Ngành thép Hàn Quốc chao đảo vì thuế Mỹ - Ảnh 2.

Thị trưởng Lee trăn trở trước tương lai ngành thép của thành phố - Ảnh: AFP

Thành phố này cũng là nơi đặt trụ sở của doang nghiệp Posco - một trụ cột quan trọng trong ngành thép Hàn Quốc, bên cạnh các tập đoàn lớn khác như Hyundai Steel và Dongkuk Steel.

Ông Bang Sung Jun, một cựu nhân viên ở Hyundai Steel và hiện là quan chức tại chi nhánh Pohang của Công đoàn công nhân kim loại Hàn Quốc, cho biết: "Pohang từ lâu đã là một thành phố thép mang tính biểu tượng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc suốt nhiều thập kỷ qua".

Ông Bang cũng chia sẻ rằng cách mà nhân lực sản xuất thép ở Pohang phản ứng với cuộc khủng hoảng này "sẽ quyết định liệu Pohang có thể duy trì ngành thép của mình hay không, và liệu thành phố có thể tồn tại được nữa không".

Bờ vực của sự sụp đổ

Ngành thép Hàn Quốc chao đảo vì thuế Mỹ - Ảnh 3.

Một nhà máy sản xuất thép của Hyundai Steel ở Pohang đã gần như đóng cửa kể từ cuối năm ngoái - Ảnh: AFP

Những năm gần đây, thị trường thép Hàn Quốc phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng do tình trạng dư cung - đặc biệt là từ Trung Quốc - cũng như sụt giảm trong nhu cầu thép toàn cầu.

Việc Mỹ sắp tới áp thuế 25% lên tất cả mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào quốc gia sẽ làm trầm trọng thêm thách thức này. Các nhà phân tích cảnh báo nếu thép giá rẻ của Trung Quốc bị cấm vào thị trường Mỹ và đổ xô sang các khu vực như Đông Nam Á và châu Âu thay thế, các nhà sản xuất thép Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt.

"Chính sách bảo hộ của ông Trump chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến ngành thép Hàn Quốc - vốn đã chịu chèn ép từ thép giá rẻ của Trung Quốc và tỉ giá hối đoái bất lợi với đồng yen Nhật Bản. Tác động sẽ rất đáng kể", giáo sư Vladimir Tikhonov, chuyên gia nghiên cứu về Hàn Quốc ở Đại học Olso, chia sẻ.

Với những người tích cực, hàng rào thuế quan của ông Trump sẽ là cơ hội để Hàn Quốc tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới. 

Tuy nhiên, với những công nhân ở Pohang, nơi một số nhà máy đã phải đóng cửa, vấn đề an ninh việc làm và nguy cơ mất việc tiếp tục phủ bóng đen lên mọi triển vọng tích cực.

"Đối với công nhân chúng tôi, đây là cuộc khủng hoảng mà không có cơ hội nào thoát ra cả", ông Bang đại diện công đoàn chia sẻ.

Ông Lee Woo Man, người đã làm việc tại Posco suốt hai thập kỷ, dự đoán rằng tình trạng thất nghiệp ở thành phố này sẽ còn "tồi tệ hơn" trong bốn năm tới. Trong năm qua, khoảng 20 đồng nghiệp của ông đã mất việc.

Với ông, chính sách thuế của tổng thống Mỹ sẽ đẩy Pohang nhanh đến quá trình suy thoái khi thành phố này dần mất đi sức sống.

Ông Lee nhớ lại những ngày thơ ấu khi trông thấy khói bốc lên từ các nhà máy thép khổng lồ và nghĩ rằng: "Posco đang nuôi sống Pohang".

Nhưng giờ đây, khung cảnh ấy chỉ khiến ông lo lắng.

"Tôi không biết khi nào mọi thứ sẽ sụp đổ", ông trầm ngâm.

Hàn Quốc muốn đàm phán với Mỹ sau khi bị ông Trump áp thuế nhôm, thép

Chính phủ Hàn Quốc sẽ tìm cách đàm phán với Mỹ sau khi ông Trump áp thuế quan 25% với nhôm và thép nhập khẩu, đồng thời bãi bỏ các miễn trừ có từ năm 2018, theo quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar