23/06/2012 08:30 GMT+7

Ngành giáo dục lại đua thành tích

TRỊNH VĨNH HÀ
TRỊNH VĨNH HÀ

TT - Mục tiêu của Bộ GD-ĐT là năm 2015 sẽ phổ cập giáo dục mầm non trên cả nước. Nhưng nhiều tỉnh, thành đã tuyên bố “cán đích” sớm hơn. Nếu Lào Cai, tỉnh miền núi phía Bắc, ấn định về đích sớm hơn một năm thì Hà Nội cũng khẳng định sẽ “về sớm hai năm”, TP.HCM là ba năm...

Một cuộc đua thành tích mới, trong khi nhìn từ thực tế có biết bao bất cập đè nặng các cơ sở giáo dục, ảnh hưởng trực tiếp đến những trẻ ở lứa tuổi mầm non.

Cụm từ “hi sinh trẻ 3, 4 tuổi để đạt 100% trẻ 5 tuổi tới lớp” đã trở nên quen thuộc trên phương tiện thông tin đại chúng, là thông điệp bất thành văn được ngầm hiểu giữa các cấp quản lý từ thấp đến cao.

Hà Nội mỗi mùa tuyển sinh lại tái diễn cảnh phụ huynh tụ tập trước cổng trường với đủ vật dụng nhằm “đặt chỗ” xếp hàng mua đơn. Hầu hết phụ huynh này đều mong ngóng một chỗ cho trẻ 3, 4 tuổi.

Tại TP.HCM, hàng ngàn phụ huynh cũng ngày đêm thắc thỏm mơ một chỗ học cho con ở trường công vì không phải ai cũng có tiền cho con học trường tư và không phải trường tư nào cũng đảm bảo thực hiện chương trình mầm non để “phổ cập”. Nếu những phụ huynh của trẻ 3, 4 tuổi còn hi vọng về chỗ học thì trẻ 1-2 tuổi khỏi mơ đến chỗ học trường công.

Mùa tuyển sinh năm nay, Hà Nội hăm hở thay thế cảnh xếp hàng bằng hình thức bốc thăm chỗ học. Đặt sự học vào trò may rủi, nhiều phụ huynh cũng đành nhắm mắt cầu mong một lá phiếu “có chỗ”. Vì không bốc thăm thì phải làm gì với việc hàng trăm trẻ trong độ tuổi 3, 4 tranh nhau một hai chục chỗ học. Các cháu đã phải “hi sinh” một phần chỗ học cho các anh, chị lên 5. Mà thực chất là “hi sinh” để cỗ xe thành tích mau cán đích.

Với nhiều quốc gia khác, chỉ khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, về giáo viên, chỉ khi kinh phí đủ để trẻ được đi học miễn phí, bảo đảm được chăm sóc, giáo dục tốt thì mới đặt ra đích “phổ cập”. Nhưng ở Việt Nam, đích phổ cập được định ra khi bậc giáo dục mầm non cả nước còn chồng chất thiếu thốn, khó khăn. Giáo viên mầm non không đạt chuẩn, giáo viên bỏ nghề vì lương thấp, phòng học thiếu thốn, sĩ số lớp đông gấp mấy lần “chuẩn”.

Giữa Hà Nội, dù đã có rất nhiều giải pháp đặt ra nhưng đến năm học này vẫn còn những phường “trắng” trường mầm non. Để 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, nhiều trường đang phải giật gấu vá vai, tận dụng phòng họp, tận dụng phòng chức năng, tận dụng cả nhà kho làm nơi học, nơi chơi cho trẻ. Trẻ 5 tuổi cần “phổ cập” nên phải chấp nhận học trong các lớp 60-70, thậm chí trên 70 trẻ/lớp. Nhưng trẻ 5 tuổi vẫn còn may chán vì được ưu tiên để có thành tích cho địa phương.

Trẻ ở các lứa tuổi khác, lẽ ra cần nhiều hơn sự chăm sóc, cần có những điều kiện tốt hơn để đảm bảo an toàn lại bị đẩy ra các nhóm, lớp tư thục, trong đó có nhiều nhóm, lớp không phép, không ai quản lý, giám sát.

Trả lời thắc mắc của người dân, người có trách nhiệm ở Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định quan điểm chỉ đạo là “phải quan tâm đều các lứa tuổi”. Nhưng khi đích đến được ấn định và việc các tỉnh, thành đua chen nhau để “cán đích sớm” vẫn được khuyến khích, vẫn được nêu gương như một tiêu chí để đánh giá thi đua, để được khen thưởng thì quan điểm chỉ đạo trên chỉ là điều được thể hiện trên giấy mà thôi.

Ngành GD-ĐT lâu nay đã dư thừa các cuộc đua thành tích, vì thế việc vận hành guồng máy giáo dục với tốc độ quá mức khiến “chất” không đi đôi với “lượng”, “tiến độ” không tương thích với “điều kiện”. Gánh chịu điều này, không ai khác là học sinh.

TRỊNH VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar