25/08/2024 10:50 GMT+7

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô

Tình trạng san lấp ao hồ ở Hà Nội làm nhà xưởng, nhà kho, bãi xe, sân bóng, mặt bằng cho thuê diễn ra phức tạp trong nhiều năm qua.

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô - Ảnh 1.

Nằm sâu trong ngõ 175 Định Công, một bãi giữ xe ô tô, nhiều nhà kho “mọc” lên trên đất hồ Đầm Đỗi

Có những hồ bị san lấp sau đó chính quyền từ cấp phường đến thành phố đã vào cuộc và ban hành nhiều văn bản kiểm tra, thanh tra nhưng hồ đẹp của thủ đô vẫn bị bức tử.

Gần đây, người dân sinh sống ở phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) bức xúc việc hồ Blóc có diện tích khoảng 5-6ha bị san lấp một góc rộng hàng nghìn m2. Cách hồ Blóc khoảng 1km, hồ Song (phường Đại Mỗ) rộng hơn 3ha cũng bị san lấp một số vị trí bởi đủ loại rác thải.

Hồ Đầm Đỗi có diện tích mặt nước nhiều ha, giữa hồ sâu 5-6m, nằm trên địa bàn phường Định Công và Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) bị lấn chiếm làm nhà kho, bãi trông giữ ô tô... Thời điểm phóng viên ghi nhận (tháng 8-2024) tình trạng san lấp đất hồ vẫn đang diễn ra ngang nhiên.

Theo người dân phường Định Công, hồ Đầm Đỗi đã bị biến dạng theo năm tháng. "Tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng lấn chiếm đất trái phép tại khu vực hồ đã diễn ra từ lâu. Hà Nội không còn những hồ nước như Đầm Đỗi thì thật đáng tiếc, mong báo Tuổi Trẻ vào cuộc điều tra...", ông Đoàn Khắc Tùng (quận Hoàng Mai) phản ảnh.

Cũng trên phường Định Công, hồ Đầm Bông rộng 3,5ha, đến nay gần như bị san phẳng, nằm lọt thỏm cạnh những dãy nhà xưởng, hoạt động tấp nập.

Theo văn bản số 5986 của Sở Xây dựng báo cáo UBND TP Hà Nội (ngày 25-7) thì tại thời điểm kiểm tra (tháng 6-2024) "khu vực Đầm Bông đã cơ bản được san lấp, không còn diện tích mặt nước. Trên khu đất này đã hình thành các ngõ 232 Trần Điền, số 268 Trần Điền và có nhiều công trình 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, lán tạm...".

Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai nghiêm túc kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan do để xảy ra vi phạm, tồn tại, không kịp thời thiết lập hồ sơ xử lý theo quy định, để vi phạm kéo dài gây bức xúc dư luận.

Người dân lo lắng những hồ nước lớn của thủ đô bị san lấp ngoài ảnh hưởng đến môi trường sinh thái còn có nguy cơ gây ngập lụt.

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô - Ảnh 2.

Nhiều diện tích đất hồ tiếp tục bị đổ rác thải xây dựng san lấp

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô - Ảnh 3.

Hồ Song đang bị san lấp, nhiều vị trí trở thành nhà tôn, nơi tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô - Ảnh 4.

Hồ Đầm Bông rộng 3,5ha, đến nay chỉ còn vài trăm mét vuông

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô - Ảnh 5.

Có 80 trường hợp vi phạm tại hồ Đầm Bông, từ hồ nước đẹp sau nhiều năm bị san phẳng biến thành nhà kho, nhà xưởng...

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô - Ảnh 6.

Một góc hồ Blóc bị san lấp

Ngang nhiên san lấp hồ đẹp của thủ đô - Ảnh 7.

Đất đá, rác thải san lấp đến đâu nhà tôn “mọc” lên đến đó

Hà Nội duyệt danh sách hơn 3.100 ao, hồ không được san lấp

Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp nhằm siết chặt quản lý, công khai, tránh tình trạng quy định không rõ ràng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 1: Một thời 'rằng quê Minh Hải mình đây'

"Có những chuyện tưởng chút xíu, như chuyện cái bàn, cái ghế mến tay mến chân, mang đi hay để lại... cũng trở thành chuyện hằng ngày".

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 1: Một thời 'rằng quê Minh Hải mình đây'

Đời hái lượm thuê

Bình minh vừa ló dạng, những bóng lưng khom rời chòi tạm để bắt đầu ngày làm việc dài với những bước chân thoăn thoắt dưới tán cây.

Đời hái lượm thuê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar