12/08/2021 15:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người dân Hà Nội mất gần 80.000 năm sống vì ô nhiễm bụi mịn PM2.5

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Vì bụi mịn PM2.5, tổng số năm sống bị mất của người dân Hà Nội là 79.933 năm và kỳ vọng sống bị mất là 908 ngày. Ba Vì là huyện có nồng độ bụi mịn PM2.5 thấp nhất ở Hà Nội nhưng vẫn vượt ngưỡng mà Bộ Tài nguyên - môi trường đưa ra.

Người dân Hà Nội mất gần 80.000 năm sống vì ô nhiễm bụi mịn PM2.5 - Ảnh 1.

Nồng độ bụi PM2.5 trung bình của Hà Nội vượt ngưỡng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Tài nguyên - môi trường đưa ra - Ảnh: XUÂN LONG

Đây là những công bố mới nhất về tác động của ô nhiễm bụi PM2.5 đối với sức khỏe người dân tại Hà Nội, được công bố tại hội thảo trực tuyến "Kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019", do Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) phối hợp Trường ĐH Y tế công cộng và Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng nay, 12-8.

Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng số liệu do địa phương cung cấp để đánh giá gánh nặng bệnh tật do tác động của ô nhiễm bụi PM2.5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội, được thực hiện trong khuôn khổ dự án Chung tay vì không khí sạch với sự hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Báo cáo tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh (ĐH Công nghệ) cho biết nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm của các quận, huyện và thị xã nằm trong khoảng 28,15 μg/m3 đến 39,4μg/m3. Các quận nội thành như Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng có nồng độ PM2.5 cao nhất; các huyện ngoại thành như Ba Vì, Thạch Thất, Sơn Tây… có nồng độ bụi PM2.5 thấp hơn.

Tuy nhiên, ngay cả Ba Vì có nồng độ PM2.5 thấp nhất ở Hà Nội là 28,15 μg/m3 thì vẫn cao hơn ngưỡng quy chuẩn quốc gia do Bộ Tài nguyên - môi trường đưa ra (25 μg/m3).

Người dân Hà Nội mất gần 80.000 năm sống vì ô nhiễm bụi mịn PM2.5 - Ảnh 2.

Tổng số năm sống khỏe mạnh bị mất của người dân Hà Nội là 79.933 năm vì bụi mịn PM2.5 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp màn hình

Về gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong ở nhóm người 25 tuổi trở lên do phơi nhiễm dài hạn với bụi PM2.5 tại Hà Nội, tiến sĩ Đỗ Thị Trang Nhung (ĐH Y tế Công cộng) cho biết năm 2019, Hà Nội có 2.855 ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2.5, tương đương khoảng 35,5 ca tử vong sớm/100.000 dân và chiếm 12% tổng số ca tử vong ở người dân Hà Nội trên 25 tuổi.

Tổng số năm sống (tiềm tàng) bị mất của người dân Hà Nội là 79.933 năm và kỳ vọng sống bị mất do phơi nhiễm với bụi PM2.5 là 908 ngày, tức giảm khoảng 2,49 tuổi.

Tiến sĩ Nhung lấy ví dụ, tuổi thọ bình quân của người Hà Nội hiện nay khoảng 79 tuổi, nếu không vì ô nhiễm bụi mịn, tuổi thọ của họ phải là 81,49 tuổi...

Người dân Hà Nội mất gần 80.000 năm sống vì ô nhiễm bụi mịn PM2.5 - Ảnh 3.

Nếu nồng độ PM2.5 của Hà Nội về mức quy chuẩn Việt Nam là 25μg/m3 thì người dân thành phố sẽ tránh được gần 72.000 năm sống bị mất, nếu về mức của WHO là 10 μg/m3 thì sẽ tránh được hơn 123.000 năm sống bị mất - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp màn hình

Các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách là cần lập và thực hiện kế hoạch liên ngành ứng phó với ô nhiễm không khí, bao gồm các hướng dẫn y tế và biện pháp bảo vệ sức khỏe, biện pháp hạn chế nguồn thải tương ứng với các mức ô nhiễm không khí; phát triển hệ thống dự báo chất lượng không khí và cảnh báo các đợt ô nhiễm không khí; truyền thông, nâng cao nhận thức...

Tại hội thảo, đại diện Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội cho biết những năm qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực cải thiện chất lượng không khí của thành phố, trong đó đã giảm thiểu việc đốt rơm rạ và sử dụng bếp than tổ ong. Tuy nhiên hiện tượng đốt rác thải sinh hoạt vẫn đang diễn ra.

Từ Thái Lan, ông Supat Wangwongwatana (Trường ĐH Sức khỏe cộng đồng, Thái Lan) cho biết đất nước này đã và đang có nhiều chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bụi mịn PM2.5.

Từ năm 2016, lượng PM2.5 trung bình đã giảm còn 25 μg/m3 khí, nhưng chính phủ vẫn có hành động quyết liệt. Vào cuối năm 2020, Chính phủ Thái Lan tuyên bố rằng bụi mịn là vấn đề chính sách toàn quốc. Từ năm 2019, chương trình hành động quốc gia đã được sửa đổi, trong đó đưa ra những biện pháp ngắn, trung và dài hạn giảm thiểu ô nhiễm khói bụi, quy định rõ nếu mức ô nhiễm đạt trên mức nào thì chính phủ cần phải hành động ra sao.

Tại Thái Lan, việc đốt rơm rác ngoài trời cũng là nguyên nhân thứ 2 gây ô nhiễm không khí, nên chính phủ đã có quy định vào cuối năm tới, một số vùng 100% ngành mía đường không được đốt rác.

Hà Nội ô nhiễm không khí tới ngưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe

TTO - Sáng 5-1, hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên-môi trường Hà Nội, PAM Air đồng loạt cho chỉ số chất lượng không khí ở mức ‘Rất xấu’, ảnh hưởng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khuyến cáo tránh hoạt động ngoài trời.

    Bình luận hay

    Chia sẻ

    Tuổi Trẻ Online Newsletters

    Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

    Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

    Bình luận (0)
    Tối đa: 1500 ký tự

    Tin cùng chuyên mục

    Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

    Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

    Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

    Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

    Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

    Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

    Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

    Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

    Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

    Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

    Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

    Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

    Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

    Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

    Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

    Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

    Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

    Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
    Tất cả bình luận (0)
    Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
    Được quan tâm nhất
    Mới nhất
    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
    Tối đa: 1500 ký tự
    Avatar
    Đăng ký bằng email
    Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
    Đăng nhập
    Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
    Gửi bình luận
    Đóng
    Hoàn thành
    Đóng

    Bình luận (0)
    Tối đa: 1500 ký tự
    Tất cả bình luận (0)
    Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
    Được quan tâm nhất
    Mới nhất
    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
    Tối đa: 1500 ký tự
    Avatar