15/04/2024 10:52 GMT+7

Ngăn săn bắt động vật hoang dã: Cần 'bàn tay sắt' của chính quyền

Nếu chính quyền xã, phường tích cực vào cuộc thì chuyện săn bắt động vật hoang dã sẽ không còn nữa.


Một điểm bán chim hoang dã trên quốc lộ 60 thuộc tỉnh Bến Tre - Ảnh: V.TR.

Một điểm bán chim hoang dã trên quốc lộ 60 thuộc tỉnh Bến Tre - Ảnh: V.TR.

Từ câu chuyện ở địa phương mình, bạn đọc Tú Nguyên cho rằng nếu chính quyền xã, phường tích cực vào cuộc thì chuyện săn bắt động vật hoang dã sẽ không còn nữa.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến này.

Trước đây, Tuổi Trẻ Online đã có nhiều bài viết về nạn tận diệt chim yến.

Cuối năm vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương có trách nhiệm bảo vệ đàn chim, chống nạn săn bắt đã và đang diễn ra.

Theo báo cáo của Công ty Yến Sào Khánh Hòa trước đó, nạn săn bắt lúc đầu chỉ một vài địa phương trong tỉnh, dần dần đã lan rộng, có nguy tận diệt đàn chim yến trong tỉnh.

Thật ra nạn săn bắt chim yến, chim sẻ không chỉ diễn ra ở Khánh Hòa mà gần như địa phương nào cũng có.

Trước đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành công điện số 595/CĐ-TTg về việc tăng cường kiểm tra các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến với nhiều yêu cầu cụ thể.

Việc săn bắt chim yến, chim sẻ ngoài phục vụ các quán nhậu với giá rẻ bèo, còn nhằm vào việc bán cho người phóng sinh trong các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán...

Trước đây ở quê tôi, mỗi khi vừa thu hoạch xong mùa vụ thì từng đàn chim sẻ, chim yến lũ lượt kéo về. Đây là thời điểm người săn bắt các loài động vật hoang dã này "làm ăn".

Quy mô lớn thì họ giăng lưới trên đồng lúa vừa thu hoạch, nhỏ hơn thì họ chỉ cần 1 máy phát ra tiếng chim để dẫn dụ chúng vào đậu trên cây sào dài khoảng 2 mét có trét đầy keo dính.

Theo tôi, săn bắt chim yến (hay chim sẻ và các loài chim có lợi khác) là hành vi làm mất sự cân bằng sinh thái môi trường, hủy hoại môi trường, phá hoại kinh tế xuất khẩu các sản phẩm từ yến, phá hoại nông nghiệp vì các loài chim này chuyên ăn sâu rầy hại lúa.

Việc phóng sinh là tập tục lâu đời của người Việt ta. Nó vừa mang ý nghĩa nhân văn, tâm linh, lòng nhân ái, vừa có ý nghĩa khoa học, thả động vật hoang dã về môi trường sống, chứ không phải mua lại của người bắt chim yến, chim sẻ rồi phóng sinh.

Tôi đã từng đi dự nhiều lễ hội ở nhiều nơi, đa phần nơi nào tôi đến cũng có tục phóng sinh, tức có người mua kẻ bán vật phóng sinh.

Có nơi chính quyền địa phương thẳng thừng cấm, có nơi không tán thành nhưng cũng lờ đi. Tùy nơi tùy lúc mà người bán, người mua vật phóng sinh che giấu hay lộ liễu.

Nơi nào chính quyền địa phương hay ban tổ chức lễ hội dễ dãi thì không khí nơi đây có phần bát nháo hơn bởi người mua người bán, vật phóng sinh, tiếng chí chóe của chim chóc...

Nơi nào khó khăn, nghiêm ngặt thì người bán phải ngụy trang vật phóng sinh bằng nhiều cách để chính quyền hay ban tổ chức không nhìn thấy. Người bán nhốt chim, cá trong không gian nhỏ hẹp, hẹn người mua ở một nơi kín đáo nào đó và công việc bán mua xảy ra thật nhanh chóng.

Cũng vì thế mà đôi lúc chim phóng sinh khi thả ra không bay nổi đã phải rơi ngay xuống đất, cá phóng sinh lờ đờ hoặc chết ngay khi vừa được thả. Chim, cá được thả ra là có người đem vợt, xuồng ghe bắt chúng lại để tiếp tục bán cho người khác phóng sinh.

Cái hại lớn của việc săn bắt chim yến, chim sẻ đã quá rõ. Việc làm của UBND tỉnh Khánh Hòa kịp thời, hợp tình, hợp lý rất đáng để các địa phương khác xem xét và hưởng ứng mà có hình thức xử phạt nặng cả người săn bắt lẫn người mua. Bởi gần như địa phương nào cũng có người săn bắt.

Tôi nghĩ rằng từ việc chỉ rõ cho người phóng sinh hiểu ý nghĩa nhân văn và tâm linh của việc phóng sinh và từ bài học quê tôi cấm đánh bắt chim yến, chim sẻ; nếu chính quyền xã, phường tích cực vào cuộc thì chuyện săn bắt động vật hoang dã sẽ không còn nữa.

Thăm dò ý kiến

Gần đây, các video clip săn bắt, chế biến, ăn động vật hoang dã tràn lan trên YouTube thu hút hàng trăm ngàn người xem. Đây được xem là hành vi tiếp tay cho việc săn bắt thú rừng. Theo bạn, cách nào để ngăn chặn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Săn ‘đặc sản’ thú rừng ăn Tết, coi chừng nguy cơ nhiễm bệnh từ động vật hoang dã

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người săn lùng những loại “đặc sản” từ các núi rừng, phổ biến như tê tê, heo rừng, cầy/chồn, dúi… để “đổi vị” cho những buổi liên hoan, gặp mặt. Thế nhưng những “đặc sản” tưởng chừng an toàn này lại tiềm ẩn nhiều mầm bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Sau khi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và đường nối Trần Quốc Hoàn đưa vào khai thác, giao thông khu vực đã cơ bản thông thoáng. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn đi sai làn, mất an toàn giao thông.

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Nhiều bãi rác tại Đắk Nông đang quá tải, gây ô nhiễm kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe người dân nhưng việc xử lý chậm trễ, gây bức xúc.

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Vành đai 3 TP.HCM qua Long An đang thành hình rõ nét, đáng chú ý đoạn nút giao Mỹ Yên - điểm kết nối ba tuyến cao tốc lớn.

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy

Nếu bị gọi nhá máy liên tục, có dấu hiệu lừa đảo hoặc gây thiệt hại tinh thần, vật chất, người dân nên trình báo cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar