26/03/2014 02:59 GMT+7

Ngân sách công dân

TS TRỊNH TIẾN DŨNG
TS TRỊNH TIẾN DŨNG

TT - Công luận đang đặc biệt quan tâm đến nghi án quan chức ngành đường sắt Việt Nam nhận hối lộ trên 16 tỉ đồng của Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), đến kinh phí tổ chức Asiad 18 vào năm 2019.

Chi phí quyết toán xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vượt dự toán được duyệt hơn hai lần cũng đang làm nóng công luận...

Sự quan tâm của người dân chính là thực hiện chức năng giám sát của họ đối với việc sử dụng tiền ngân sách nhà nước (NSNN). Nhưng không phải dự án, công trình công cộng nào người dân cũng có điều kiện quan tâm như thế. Lý do đơn giản là họ chưa được tạo điều kiện thuận lợi để có thể dễ dàng giám sát hành trình đồng tiền thuế của mình.

Có phải người dân thờ ơ, không quan tâm tiền NSNN được sử dụng ra sao? Không hẳn vậy, mà do họ không có điều kiện để kiểm tra, giám sát. Một trong các nguyên nhân là do thiếu minh bạch về thông tin ngân sách. Bởi công khai chưa hẳn đã minh bạch.

Hơn nữa cũng do cách phổ biến thông tin ngân sách nhiêu khê, khó tiếp cận, khó hiểu nên người dân dễ chán. Do vậy, ngân sách công dân chính là đáp án để cải thiện tình hình, giúp người dân có thể tích cực tham gia giám sát việc xài tiền NSNN như đã làm với đề án đăng cai Asiad.

Nghe có vẻ lạ tai nhưng ngân sách công dân là tài liệu giản lược về NSNN. Nó thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng giúp người dân theo dõi, kiểm tra và giám sát những đơn vị sử dụng nguồn lực công quan trọng này.

Ngân sách công dân chỉ dài dăm ba trang, được trình bày súc tích, dễ hiểu về tình hình sử dụng NSNN, đặc biệt là các lĩnh vực mà người dân quan tâm như giáo dục, y tế, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.

Ngân sách công dân chủ yếu dùng hình ảnh, tranh vẽ, rất ít con số, không dùng thuật ngữ chuyên môn phức tạp, khó hiểu.

Tài liệu này được soạn ra từ chính báo cáo NSNN do Chính phủ công bố hằng năm vốn đầy rẫy số liệu tài chính, thuật ngữ chuyên môn mà ngay người am hiểu cũng chưa thể hiểu hết, nói gì đến người dân bình thường.

Gần đây, tổ chức Oxfam quốc tế tại Việt Nam đã điều tra về hiểu biết của người dân và cán bộ ở bốn xã thuộc hai huyện ở Bắc Giang về NSNN.

Kết quả cho thấy người dân quan tâm chủ yếu đến việc sử dụng phần tiền đóng góp của họ. Điều tra cảm nhận của người dân về quản trị và hành chính cấp tỉnh nhiều năm qua cũng có kết quả tương tự.

Ở Việt Nam, NSNN chủ yếu là từ thuế và phí. Viện trợ nước ngoài cũng là một phần của NSNN nhưng khá nhỏ và có xu hướng giảm. Thuế và phí do người dân đóng góp. Vậy mà chúng ta có biết nghị quyết của Quốc hội về NSNN trong nhiều năm qua đều bị vi phạm, cả thu lẫn chi NSNN?

Chúng ta có đau lòng không khi ở nhiều nơi chính quyền thay vì dùng tiền NSNN để xây công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, bệnh viện, cầu treo để học sinh và giáo viên không phải qua suối trong túi nilông... thì lại xây công sở hoành tráng, sắm xe hơi đắt tiền...?

Ngân sách công dân là công cụ để người dân tham gia giám sát NSNN. Vì vậy nhiều nước đã xây dựng và phổ biến ngân sách công dân.

Ngay ở châu Á, một số nước còn khó khăn như Afghanistan và Kazakhstan đã làm được ngân sách công dân. Ở nước ta, việc sửa đổi Luật NSNN lần này là cơ hội tốt, không nên bỏ qua để thúc đẩy việc xây dựng và phổ biến ngân sách công dân.

Chỉ có thế từng đồng tiền mà người dân đóng góp cho NSNN mới được sử dụng một cách trân trọng, đúng nơi, đúng chỗ.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

TS TRỊNH TIẾN DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar