07/06/2013 09:34 GMT+7

Ngàn năm áo mũ không chỉ là từ điển về trang phục

THU HÀ thực hiện
THU HÀ thực hiện

TT- Mới xuất hiện trên các quầy sách, Ngàn năm áo mũ - một cuốn sách nghiên cứu thuộc dạng khó đọc và kén độc giả của nhà nghiên cứu thế hệ 8X Trần Quang Ðức - đã làm dậy lên nhiều cuộc tranh luận thú vị.

Phóng to
Sách do Nhã Nam và NXB Thế Giới ấn hành. Ngày 9-6, 20 cuốn Ngàn năm áo mũ sẽ được mở bán chính thức trên amazon.com - Ảnh: Lam Điền

Nhà nghiên cứu QUÁCH HIỀN (sinh năm 1978) - nghiên cứu viên của Viện Văn học - cũng đã "vào cuộc" để cùng giải mã cuốn sách đáng chú ý này.

* So với những gì chúng ta vẫn hình dung xưa nay về y phục cũng như về quan điểm thẩm mỹ của người Việt qua những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây như Chu Quang Trứ, Phan Cẩm Thượng, Trịnh Bách... những điểm mà chị thấy thật sự mới mẻ trong cuốn Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Ðức?

- Cho dù cùng chung một đối tượng nghiên cứu thì mỗi nhà nghiên cứu đều có cách đặt vấn đề riêng, cách nhìn riêng của mình, vì thế công trình nào cũng sẽ có những điểm mới mẻ. Cho nên tôi nghĩ chúng ta nên dùng chữ "khác biệt".

Theo tôi, Ngàn năm áo mũ có ba điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu về trang phục Việt Nam trước đó. Thứ nhất: đây là một công trình sử dụng "tam trùng chứng cứ": chứng cứ trong sử liệu (những sử liệu ghi chép bằng chữ Hán của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các tài liệu ghi chép của người phương Tây về Việt Nam); chứng cứ bằng hình ảnh, đồ vật như tranh, tượng, các bức ảnh... và chứng cứ so sánh liên văn hóa. Về tổng thể, ba tầng chứng cứ này đều được tác giả tuân thủ theo nguyên tắc chứng cứ đồng đại. Với một khối lượng chứng cứ phong phú và khá xác tín như thế, có thể nói Ngàn năm áo mũ không chỉ là một cuốn từ điển về trang phục mà còn là một kho tư liệu tiềm tàng nhiều vấn đề khác của lịch sử Việt Nam cần được nghiên cứu khai thác.

"Điểm nổi bật thú vị nhất là người Việt trong hàng nghìn năm đã nhuộm răng đen và đi chân đất. Chính vì vậy, biến cố lớn nhất trong lịch sử trang phục Việt là vào năm 1744, khi chúa Nguyễn xưng vương và biến đàng Trong thành một vùng lãnh thổ độc lập so với đàng Ngoài, đã bắt toàn bộ quan lại và dân chúng phải đi giày dép"

Trần Quang Đức

Thứ hai: trong Ngàn năm áo mũ, trang phục không chỉ là một nhân tố của sinh hoạt đời thường, trang phục được hiểu là một phần của văn hiến nước nhà. Trang phục trong cuốn sách gắn liền với các quy chế về lễ nhạc, văn hóa, gắn liền với thái độ chính trị của các triều đại Việt Nam trong tư thế đối diện với Trung Hoa.

Thứ ba: Ngàn năm áo mũ đi thẳng vào trung tâm của cuộc tranh luận chưa ngã ngũ về áo mũ Việt Nam lâu nay: Việt Nam có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng mũ áo của Trung Hoa? Và nếu ảnh hưởng thì ảnh hưởng như thế nào? Tôi nghĩ những biện giải có chứng cứ xác đáng về các vấn đề đó là điểm khác biệt lớn nhất và có giá trị nhất của cuốn sách này.

* Cuốn sách mới ra nhưng đã kịp gây dư luận trái chiều về quan điểm phục dựng (tuy số phục dựng rất ít so với hình ảnh gốc) và nhất là điểm nhìn của tác giả về ảnh hưởng của triết học và văn hóa Trung Hoa đến văn hóa Việt Nam thông qua "áo mũ". Với tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa, chị nhìn nhận thế nào với việc này?

- Nói như nhà nghiên cứu Ðinh Thanh Hiếu trong lời tựa cho cuốn sách thì: "Vật đổi sao dời, ngày nay nhìn lại, sinh sau nghìn năm mà muốn nói chuyện nghìn năm trước, cũng không phải dễ dàng", công việc "hình dung lại nghìn năm trước" như thế tránh sao khỏi những thiếu sót? Hơn nữa, như trên tôi đã nói, cuốn sách đề cập mối liên hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa trong quá khứ - đây là một vấn đề nhạy cảm - nên nếu có những quan điểm trái chiều tôi nghĩ cũng là chuyện rất tự nhiên. Thậm chí, như chị cũng thấy, nhiều người nói với tác giả Trần Quang Ðức: nếu các quan điểm đó chỉ ra các chỗ sai sót cho Ngàn năm áo mũ thì nên lấy làm mừng. Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh rằng các trao đổi cần diễn ra ở một diễn đàn khoa học chính thức và công khai.

* Ấn tượng đặc biệt nhất của chị với tư cách độc giả về cuốn sách không hề dễ đọc này?

- Một tư liệu công phu, đáng tin cậy, nhiều gợi mở và tất nhiên... là một cuốn sách đẹp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, tác giả Trần Quang Ðức cho biết:

Ý tưởng về một công trình nghiên cứu trang phục của người Việt bắt đầu từ năm 2010, khi có những tranh cãi xung quanh trang phục của bộ phim Ðường tới thành Thăng Long. Chọn trang phục giống phim Tàu quá, người xem sẽ phản ứng rất dữ dội. Khi đó các nhà nghiên cứu đã không thuyết phục được người đọc, người xem về những nghiên cứu của mình. Còn những người tiếp nhận sản phẩm văn hóa thì luôn có những suy nghĩ cảm tính, cứ nghĩ rằng trang phục Việt Nam lúc đó phải như vậy, như vậy mà không dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học nào. Tôi nghĩ lỗi đầu tiên thuộc về những người nghiên cứu đã không thể thuyết phục được công chúng.

Hiện nay khi nghiên cứu văn hóa có hai xu hướng: Hoa tâm và Việt tâm. Hoa tâm coi mọi thành tố văn hóa đều bắt nguồn từ Trung Quốc, Việt tâm thì ngược lại. Tôi cho rằng cả hai xu hướng này đều cực đoan. Ngàn năm áo mũ lý giải thế nào là Hoa, thế nào là Việt trong văn hóa ăn mặc, lối sống của người Việt, qua đó khẳng định cái gì là lõi giá trị, là bản sắc bất biến trong lịch sử.

Trong Ngàn năm áo mũ có trích dẫn 230 cuốn sách, phần lớn là Hán Nôm cổ, trong đó có khá nhiều tài liệu lấy từ thư viện nước ngoài. Trước khi đi điền dã, tôi đã xử lý hết dữ liệu bằng cách cố gắng đọc toàn bộ, nhập hết vào file tư liệu của riêng mình (nhập thủ công bằng tay). Khó khăn lớn nhất là tư liệu Hán Nôm dịch ra tiếng Việt hiện nay khá hạn chế về mặt số lượng và cả về dịch thuật, vì người dịch không hiểu về trang phục nên dịch nhiều khi không chính xác. Ví dụ, có sách dịch vua nhà Trần thường chít "khăn tàu", thực tế phải là "đường cân".

THU HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nàng lính ngự lâm

TT - Nhà văn Nguyễn Đình Tú vừa gây bất ngờ cho độc giả khi lần đầu tiên ra mắt tập truyện viết cho thiếu nhi: Ba nàng lính ngự lâm (NXB Kim Đồng).

Ba nàng lính ngự lâm

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

TTCT - Nếu đời thật không cho người ta đủ cơ hội để giãi bày thì tiểu thuyết đem cơ hội đó đến một cách trọn vẹn, bởi tiểu thuyết là một sắp đặt cho phép người đọc lặn lội vào bao nhiêu cuộc đời khác, lắng nghe những lay động trong tâm can mình khởi phát từ số phận của nhân vật.

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

TT - Cái tên sách nghe lạ: Từ Dòn Mé Sán đến... Chỉ vậy thôi, nhưng mỗi bài tạp bút mà nhà xuất bản giới thiệu là “ghi chép của Lý Lan” trong tập sách này có thể cuốn hút bất kỳ ai nếu đã lật ra với một chút tò mò: sách viết chuyện gì vậy?

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

Tri thức giúp ta củng cố niềm tin

TT - “Hương có một thói quen, không biết là tốt hay xấu, là thường mua rất nhiều sách cùng băng đĩa nhưng lại không đọc và thưởng thức hết.

Tri thức giúp ta củng cố niềm tin

Những người "tự cứu"

TT - Trước quá nhiều bất cập của việc lập hồ sơ, công nhận, quản lý, trùng tu, tôn tạo di tích hiện nay, nhiều người cảm thấy thật sự chán nản, họ bàn nhau tìm cách tự cứu di tích quê mình theo kiểu “còn nước còn tát”.

Những người

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử

TTO - Liệu có thể chiêm ngắm vũ trụ thông qua một giọt nước, liệu có thể nắm bắt được diễn trình của lịch sử bằng câu chuyện của một cá nhân riêng lẻ trong muôn triệu người?

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar