17/04/2021 13:00 GMT+7

Ngăn 'cơn sóng' bạo lực học đường

THANH NGUYỄN
THANH NGUYỄN

TTO - Học sinh thời nay thật sự 'khủng hoảng' bởi vô số áp lực từ gia đình, học hành, giới tính, tình cảm rồi những mối nguy từ căn bệnh nghiện game online, nghiện mạng xã hội...

Trước giờ học buổi chiều 14-4, nam sinh lớp 7 Trường THCS Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) bị một "đàn anh" lớp 8 cùng trường dùng dao đâm nguy kịch. 

Bạo lực học đường đã và đang là vấn nạn nhức nhối. Là một giáo viên cũng là một người mẹ có con trẻ đến trường, tôi mong sao Bộ GD-ĐT quan tâm hơn đến vấn nạn bạo lực học đường với những giải pháp sau:

Thứ nhất, hãy chú trọng xây dựng môi trường giáo dục trong lành và thân thiện. Muốn thế, cần bớt áp lực về thi cử, điểm số, thành tích và chú trọng hơn vào các hoạt động hướng đến sự trải nghiệm giá trị sống tích cực, giáo dục kỹ năng sống thiết thực và hữu ích. Để học sinh cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm từ chính những giáo viên và những người bạn ở trường học.

Thứ hai, vai trò của môn giáo dục công dân và đạo đức trong trường phổ thông cần được nhận thức đúng mức để điều chuyển cách tiếp cận lý thuyết, ứng dụng vào tình huống thực tế. Cần tạo cơ hội cho học sinh thể nghiệm tình huống và đúc kết bài học nhận thức, thái độ, hành động. Chỉ khi nào trường học nêu cao tinh thần tương thân tương ái, học sinh đoàn kết và yêu thương, thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia thật sự thì mầm mống bạo lực mới thật sự không có cơ hội len lỏi.

Thứ ba, công tác tư vấn tâm lý học đường đang để lại nhiều khoảng trống khó lấp đầy. Những vướng mắc về cơ chế khiến nhiều trường học xây dựng phòng tư vấn tâm lý theo kiểu hình thức đối phó. Giáo viên đứng tên phụ trách tư vấn tâm lý hoàn toàn không có chuyên môn, bằng cấp, chỉ có thể mày mò gỡ rối theo kinh nghiệm cá nhân.

Trong khi đó, học sinh thời nay thật sự "khủng hoảng" bởi vô số áp lực từ gia đình, học hành, giới tính, tình cảm rồi những mối nguy từ căn bệnh nghiện game online, nghiện mạng xã hội... Bọn trẻ cần hơn bao giờ hết một chỗ dựa tin cậy, am hiểu và có thể giúp các em tháo gỡ dần những vướng mắc, xoa dịu những bất ổn tâm lý và định hướng con đường đi đúng đắn. Phòng tư vấn tâm lý học đường ở nhiều nơi đang đóng cửa im ỉm hoặc hoạt động cầm chừng và trẻ không có nơi giải tỏa tâm lý.

Chúng tôi mong lắm thay những chuyển biến tích cực về công tác tư vấn tâm lý học đường trong chính trường học cộng hưởng với những giải pháp quyết liệt khác từ gia đình và xã hội để có thể ngăn "cơn sóng" bạo lực đang trỗi dậy mạnh mẽ ở lứa tuổi học trò.

Học sinh đánh nhau ở Trường THPT Phan Đăng Lưu: Kỷ luật cả người đứng coi, cổ vũ

TTO - ‘Hai nữ sinh đánh bạn bị đình chỉ học tập một tuần, xếp hạnh kiểm yếu. 13 học sinh khác tuy không tham gia đánh nhau nhưng vô cảm đứng xem, có em còn cổ vũ, quay video... cũng bị kỷ luật’, hiệu trưởng cho biết.

THANH NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Bốn học sinh Việt Nam dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, được mệnh danh là 'kỳ thi hóa học khó nhất hành tinh', giành được hai huy chương vàng và hai huy chương bạc.

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai mô hình đào tạo cử nhân quốc tế rút gọn từ 4 năm xuống còn 3 năm, thậm chí 2,5 năm, tích hợp trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và liên thông thẳng tiến sĩ.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar