26/06/2018 19:58 GMT+7

Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Phải mất 10 năm sau lần lỗi hẹn, những phác thảo tranh tuyệt đẹp của họa sĩ Nguyễn Gia Trí mới có dịp ra mắt công chúng thủ đô Hà Nội tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào hôm nay, 26-6.

Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 1.

Một bức phác thảo của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

40 bức phác thảo tranh với nhiều kích thước (nhỏ nhất là 15cmx11cm, lớn nhất là 67cmx106cm), trên nhiều chất liệu khác nhau: bút bi, bút dạ, sơn dầu, màu nước, chì than, màu sáp… trên giấy của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 26-6 đến 10-7.

Đây là triển lãm chuyên đề Những phác thảo tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 110 năm sinh của danh họa Nguyễn Gia Trí (1908-2018).

Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 2.

Nhiều bức phác thảo được họa sĩ thể hiện tỉ mỉ, cẩn trọng, có thể đứng riêng như một tác phẩm - Ảnh: T.ĐiIỂU

Theo bà Mã Thanh Cao, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, đáng lẽ ra những phác thảo này đã có thể ra mắt công chúng thủ đô từ 10 năm trước nhưng vì một số lý do đã lỗi hẹn người yêu nghệ thuật cho tới hôm nay.

Bà Thanh Cao cho hay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng từng có ý định mượn bộ sưu tập này trưng bày cách đây 10 năm. Lúc đó, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cũng đã đồng ý. Tuy nhiên, vì lý do thủ tục hành chính mà triển lãm đã không thể ra mắt công chúng dịp đó.

Đến nay, sau 10 năm lỡ hẹn, bộ sưu tập phác thảo tranh của danh họa Nguyễn Gia Trí đã có mặt ở Hà Nội để công chúng chiêm ngưỡng những phác thảo gắn liền với các tác phẩm sơn mài của danh họa.

Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 3.

Triển lãm có nhiều bức phác thảo phụ nữ với những nét vẽ đầy cảm xúc. - Ảnh: T.ĐIỂU

Các phác thảo thuộc sở hữu của Bảo tàng mỹ thuật TP.HCN. Bà Mã Thanh Cao cho biết, bảo tàng đã mất 20 năm mới có được bộ sưu tập phác thảo tranh quý già này.

Trong số những phác thảo của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được trưng bày lần này, có những bức rất giản đơn với vài đường nét, nhưng cũng có những phác thảo được họa sĩ thể hiện tỉ mỉ, cẩn trọng, có thể đứng riêng như một tác phẩm như các phác thảo thể hiện đề tài phong cảnh - nhân vật.

Dù là phác thảo chỉ vài nét phác họa đơn giản, hay phác thảo được biểu đạt tỉ mỉ, chúng đều cho thấy tài năng, kỹ thuật điêu luyện và một sự lao động cần mẫn, đầy cảm xúc của danh họa đã đưa sơn mài Việt Nam lên đỉnh cao với sự kết hợp giữa chất liệu sơn ta đậm chất Việt và hình họa hàn lâm phương Tây.

Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 4.

Dù chỉ trưng bày các bức phác thảo, triển lãm thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Ảnh: T.Điểu

Con trai họa sĩ Nguyễn Gia Trí - ông Nguyễn Gia Tuệ cũng từng chia sẻ về lao động miệt mài, cần mẫn của cha mình.

Trong Lễ kỷ niệm 110 năm sinh danh họa Nguyễn Gia Trí do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Tuệ cho biết, cha ông làm việc miệt mài, hầu như không ra khỏi nhà, dành tất cả sự quan tâm, sức lực cho lao động nghệ thuật, đến độ "có khi cả tuần ông không nói chuyện với vợ con, nhưng khi nói thì từng câu của ông luôn như một triết lý".

Ông Tuệ cho biết, ông "chưa thấy cha mặc cái áo nào mà không dính sơn".

Dù từng có thời kỳ khách hàng chủ yếu là các tỉ phú người nước ngoài, các quan chức, tướng tá trong phủ tổng thống, những người giàu có và họ thường phải đặt tiền trước, tự giác chờ đợi theo thứ tự để nhận tác phẩm, nhưng Nguyễn Gia Trí khẳng định ông quý trọng tự do hơn tiền bác và sẵn sàng chọn một cuộc sống đạm bạc để được tự do sáng tạo nghệ thuật.

"Tôi quý trọng tự do hơn tiền bạc. Để sống tự do và lương thiện, để được sáng tạo nghệ thuật, tôi có thể chỉ sống đạm bạc qua ngày mà vẫn vui lòng", Nguyễn Gia Trí từng nói.

Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 5.

Không gian triển lãm. - Ảnh: T.ĐIỂU

Danh họa Nguyễn Gia Trí được đánh giá là người đi đầu trong việc tìm tòi chất liệu tạo hình mới và được vinh danh một trong những người cống hiến hết mình để đưa sơn ta của mỹ nghệ truyền thống thành sơn mài, một chất liệu hội họa đặc trưng của dân tộc.

Ông cũng chính là tác giả của hai Bảo vật quốc gia Vườn xuân Trung Nam Bắc và Bình phong Thiếu nữ trong vườn - Phong cảnh.

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí được Bộ Văn hóa chính thức công nhận là một trong mười họa sĩ đương đại có công trong việc xây dựng nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại (năm 1989) và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (năm 2012).

Ngắm một số phác thảo của Nguyễn Gia Trí tại triển lãm:

Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 6.
Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 7.
Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 8.
Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 9.
Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 10.
Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 11.
Ngắm những phác thảo lỡ hẹn 10 năm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh 12.

TTCT - Ở TP.HCM, có thể “điểm danh” những bức tranh của Nguyễn Gia Trí như Vườn xuân Bắc - Trung - Nam (của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM), Bên hồ sen (sở hữu của họa sĩ Bùi Quang Ngọc), Giáng sinh (sở hữu của nhà thờ Mai Khôi)...

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar