18/01/2018 17:49 GMT+7

Ngậm ngùi phận lao động xuất khẩu Triều Tiên

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Triều Tiên đã đưa lao động ra nước ngoài làm việc từ năm 1960. Trong bối cảnh bị cấm vận ngày càng khắc nghiệt, từ năm 2012 nước này đã tăng cường biện pháp này để thu về ngoại tệ.

Ngậm ngùi phận lao động xuất khẩu Triều Tiên - Ảnh 1.

Các nữ công nhân Triều Tiên làm việc tại nhà máy may mặc ở thành phố Hồn Xuân (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) đi chợ vào tháng 9-2017 - Ảnh: AP

Ngày 3-1, bà Elzbieta Rafalska - Bộ trưởng Gia đình, Lao động và Chính sách xã hội Ba Lan cho biết Ba Lan sẽ không tiếp tục cấp giấy phép lao động cho công dân Triều Tiên theo nghị quyết 2397 của Hội đồng Bảo an LHQ. Hiện nay có 462 lao động Triều Tiên làm việc tại Ba Lan.

Sát hạch trước ngày đi lao động

Theo đánh giá của LHQ, tổng cộng có hơn 50.000 lao động Triều Tiên làm việc tại 40 quốc gia. Nhiều tổ chức còn đưa ra con số cao hơn, đến 100.000 người Triều Tiên lao động xa xứ. Trong khi đó đánh giá của tổ chức phi chính phủ "Trung tâm Dữ liệu về nhân quyền Bắc Triều Tiên" ở Hàn Quốc cho rằng chính quyền Bình Nhưỡng đã tổ chức đưa từ 19.000 đến 50.000 công dân ra nước ngoài lao động.

Lao động Triều Tiên có mặt tại các công trình xây dựng chuẩn bị cho vòng chung kết World Cup năm 2022 tại Qatar, cảng Gdansk ở Ba Lan, các công trình xây dựng ở Mông Cổ, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Nigeria hay Algeria.

Nghị quyết 2397 của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 22-12-2017 đã đề ra nhiều biện pháp mới trừng phạt Triều Tiên, trong đó có quy định từ nay cấm các nước ký hợp đồng lao động mới với công dân Triều Tiên và phải đưa mọi công dân Triều Tiên lao động ở nước ngoài hồi hương trong vòng hai năm. Mục đích nhằm cắt nguồn ngoại tệ và đầu tư nước ngoài cho Triều Tiên để cuối cùng buộc Triều Tiên phải quay trở lại bàn đàm phán.

Ngậm ngùi phận lao động xuất khẩu Triều Tiên - Ảnh 3.

Nhiều lao động Triều Tiên làm việc trong các công xưởng đóng tàu ở Gdansk (Ba Lan) - Ảnh: AFP

Ông Phil Robertson - phó giám đốc chi nhánh châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, khẳng định các chủ lao động nước ngoài "ma giáo" thường thích lao động Triều Tiên vì giá nhân công rẻ và không ưa gây rối, phàn nàn.

Bà Signe Poulsen - đại diện Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Seoul (Hàn Quốc), cho biết trước khi đưa công dân đi lao động ở nước ngoài, cơ quan chức năng Triều Tiên điều tra chặt chẽ về gia đình, lý lịch bản thân, kiểm tra tình trạng sức khỏe, tay nghề, kinh nghiệm của các ứng viên. Ứng viên còn phải qua sát hạch và thẩm vấn. Mục đích nhằm loại trừ các ứng viên có khả năng đào thoát.

Ứng viên được chọn sẽ nhận được hộ chiếu nhưng hộ chiếu sẽ bị thu giữ khi lao động ra đến nước ngoài. Phần lớn lao động Triều Tiên được chọn là nam giới từ 20 đến 40 tuổi, làm việc ở nước ngoài trong thời gian ba năm.  

Ngậm ngùi phận lao động xuất khẩu Triều Tiên - Ảnh 4.

Công nhân Triều Tiên tại công trường xây dựng ở Ulan Bator (Mông Cổ) - Ảnh: AFP

Thu nhập bị trừ 70%

Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz ở Quỹ Nghiên cứu chiến lược (Pháp) cho biết lao động xuất khẩu người  Triều Tiên không ký hợp đồng lao động trực tiếp với chính quyền.

Trên danh nghĩa sẽ có công ty tuyển dụng bình phong (là công ty Triều Tiên hoặc không) đứng ra tuyển lao động. Tiền lương của họ sẽ do người của công ty quản lý.

Dù cơ quan chức năng nước sở tại có kiểm tra, lao động Triều Tiên cũng không dám khai sự thật. Vả lại các nước tiếp nhận lao động Triều Tiên thông thường ít quan tâm với tính minh bạch và nhà nước pháp quyền.

Hầu hết lao động Triều Tiên làm việc trong các ngành xây dựng, hầm mỏ, nông nghiệp hoặc tại xưởng đóng tàu vốn là nơi tai nạn nghề nghiệp hay xảy ra.

Chính quyền Triều Tiên cũng đưa đi xuất khẩu lao động cả các bác sĩ, võ sư, họa sĩ, chuyên gia tin học hoặc các ban nhạc"

Bà Signe Poulsen - đại diện Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Seoul (Hàn Quốc)


Dù làm nghề gì, điểm chung của họ là làm việc tại nơi ít người lui tới trong điều kiện lao động nguy hiểm và tệ hại, không được nghỉ phép, không được nhận tiền lương trực tiếp. 70% thu nhập của họ được cho là bị trừ ra để chuyển cho chính phủ. Cuối tháng họ chỉ còn chừng 80-125 euro trong khi họ phải lao động từ 12-16 giờ mỗi ngày.

Bà Signe Poulsen - đại diện Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Seoul, cho biết: "Một số người trốn đi được đã kể cho chúng tôi họ không có quyền tự do đi lại, phải sống chui nhủi, bị cấm gọi điện thoại hay sử dụng Internet".

Nguồn thu ngoại tệ từ nhà hàng

Lao động Triều Tiên còn làm việc trong 130 nhà hàng Triều Tiên ở 12 nước. Các nhà hàng của nhà nước Triều Tiên phát triển mạnh trong thập niên 1990. Đây là nơi chuyển tiền mặt thành ngoại tệ.

Theo chính phủ Hàn Quốc, mỗi năm Triều Tiên thu về khoảng 10 triệu USD từ các nhà hàng như thế. Ông Phil Robertson nói tiền thu được sẽ được chuyển giao cho cơ quan kinh tài bí mật của Triều Tiên gọi là "Văn phòng 39".

Ngậm ngùi phận lao động xuất khẩu Triều Tiên - Ảnh 6.

Các nữ tiếp viên phục vụ tại nhà hàng Triều Tiên ở Dubai vào tháng 9-2017 - Ảnh: AFP

Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz giải thích: "Chế độ Triều Tiên thường nhắc nhở các lao động nếu họ đào thoát, gia đình họ vẫn còn ở Triều Tiên". Hình thức gây sức ép này đã từng được áp dụng với các nhà ngoại giao hay vận động viên Triều Tiên ra nước ngoài.

Ông Phil Robertson còn khẳng định các thanh tra làm việc cho chính phủ Triều Tiên sẽ giám sát hành động và mối liên hệ của lao động Triều Tiên với người nước ngoài. Người này sẽ sống chung hoặc ở gần lao động Triều Tiên để dò la và cản trở các tổ chức phi chính phủ, công đoàn hay nhà nghiên cứu muốn tiếp xúc với công dân Triều Tiên".

Theo LHQ, Triều Tiên thu được 420 triệu euro mỗi năm từ việc tổ chức cho công dân Triều Tiên đi lao động ở nước ngoài.

Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz ghi nhận đến nay nhiều nước vẫn chưa nhận thức được vấn đề nêu trên vì các công ty tư nhân thuê mướn nhân công Triều Tiên. Muốn giải quyết vấn đề cần các phương tiện truyền thông quảng bá và sự đồng thuận trong Liên minh châu Âu.

Ngậm ngùi phận lao động xuất khẩu Triều Tiên - Ảnh 7.

Những người Triều Tiên lao động chân tay ở TP Đan Đông (Trung Quốc) - Ảnh: AFP

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar