13/09/2012 15:45 GMT+7

Ngắm loài khỉ mới nhiều màu

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Một loài khỉ nhút nhát với bộ lông màu vàng, xám và đỏ vừa được tìm thấy trong khu rừng nhiệt đới ở miền trung CHDC Congo.

Đây là lần đầu tiên trong 28 năm qua, một loài khỉ mới được phát hiện ở châu Phi.

Phóng to
Khỉ Cercopithecus lomamiensis hay lesula theo cách gọi của dân địa phương

Theo BBC, loài khỉ này được người dân địa phương gọi là "lesula", sống tách biệt với các họ hàng gần nhất bởi hai con sông Congo và Lomami.

Các nhà khoa học cho biết họ rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy "lesula" được nuôi trong nhà hiệu trưởng một trường tiểu học ở Opala.

“Ngay khi nhìn thấy nó, tôi đã biết nó là một loài mới và khác biệt so với những loài khỉ khác” - John Hart, giám đốc khoa học của Quỹ nghiên cứu động vật hoang dã Lukuru ở Congo, nói.

“Đó là một loài tuyệt đẹp, với mảng lông vàng ở ngực và đốm lông đỏ ở lưng. Tôi chưa từng thấy loài nào như thế này ở khu vực” - ông thêm.

Hart đã quyết định “vén màn bí mật” của loài này. Sau 5 năm đi thực địa, nghiên cứu gen và giải phẫu, ngày 12-9 Hart và các cộng sự đã công bố loài linh trưởng mới trên thế giới với tên khoa học Cercopithecus lomamiensis.

Các nhà bảo tồn nói phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ sự đa dạng các loài hoang dã ở vùng chảo Congo.

Phóng to
Khỉ Cercopithecus lomamiensis do bẫy ảnh chụp được trong rừng
Phóng to
Cận cảnh một con Cercopithecus lomamiensis đực trưởng thành
Phóng to
Một con Cercopithecus lomamiensis được nuôi trong nhà dân
Phóng to
"Chân dung" loài khỉ mới Cercopithecus lomamiensis
TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar