08/12/2019 18:00 GMT+7

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Không phải là hình ảnh tố nữ, Bà Trưng, Bà Triệu mặt tròn, mắt nhỏ, cánh mũi dày, khuôn miệng rộng trong các bức tranh dân gian, mà là những nhân vật mặt V-line, mắt to tròn, mũi thanh tú, miệng chúm chím.

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 1.

Hai Bà Trưng mắt to tròn, mặt V-Line, mũi thanh tú, miệng chúm chím trong tranh vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ của Xuân Lam - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Đó là những gì mà công chúng dễ dàng nhận ra và bị cuốn hút trong những bức tranh "vẽ lại tranh dân gian" của Xuân Lam, đang được triển lãm tại không gian nghệ thuật đương đại của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Ở triển lãm Vẽ lại tranh dân gian lần 2 với tên gọi Cuộc gặp gỡ xưa - nay, Xuân Lam tiếp tục vẽ lại một loạt tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, và cả tranh dân gian của tỉnh Nghệ An theo phong cách đương đại.

Ngoài các bức tranh về con vật, Xuân Lam dành nhiều sáng tác cho những nhân vật nữ như Bà Chúa Thượng Ngàn, Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ.

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 2.

Bà Triệu qua nét vẽ của Xuân Lam có dũng mạo đương đại, gần gũi với thẩm mỹ của công chúng hôm nay - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Miệt mài với con đường riêng của mình mấy năm qua, họa sĩ lứa tuổi 9x trung thành với các mẫu tranh dân gian nhưng "bóp" lại các đường nét và hòa sắc, khiến các bức tranh dân gian trở nên sống động trong diện mạo tươi mới, bắc nhịp cầu mời gọi công chúng trẻ hôm nay bước tới những đẹp đẽ của cha ông bằng cách tạo hình nhân vật theo thẩm mỹ đương đại.

Các sáng tác của Xuân Lam không chỉ dừng lại ở trong các phòng trưng bày, các không gian nghệ thuật công cộng, mà đã len lách tới đời sống của nhiều bạn trẻ qua các sản phẩm ứng dụng như thời trang, sổ sách, bưu thiếp…

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Xuân Lam bên tác phẩm của anh - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Một điểm đặc biệt nữa của triển lãm lần này là các bức họa đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một bức tranh khi tác giả làm điêu khắc cho tranh trên những bức tường trắng của bảo tàng.

Không còn là những bức tranh trên không gian hai chiều, lần này tranh được Xuân Lam "đổ khuôn" 3D lên chất liệu xốp, được xử lý đặc biệt trở nên rắn như gỗ, rồi gắn trên tường - một dạng phù điêu đặc biệt, gần giống với thể loại nhiếp ảnh phù điêu mà nghệ sĩ Thế Sơn - thầy của Xuân Lam ở ĐH Mỹ thuật Việt nam - theo đuổi nhiều năm nay.

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 4.

Các tố nữ trong tranh dân gian Hàng Trống qua tay của Xuân Lam mang dáng điệu đương đại, khiến các bạn trẻ thích thú - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế bình luận rằng điều lớn nhất mà triển lãm này làm được là "tạo ra một không gian cho cuộc đối thoại đẹp đẽ giữa truyền thống và hiện đại".

Ông đánh giá việc lựa chọn "cộng sinh" với di sản truyền thống của Xuân Lam là một lựa chọn đúng đắn bởi nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng của Việt Nam chỉ có thể đối thoại bình đẳng với nghệ thuật thế giới khi bám rễ bền chắc vào di sản văn hóa dân tộc.

Triển lãm của Xuân Lam chính là triển lãm khai trương Không gian Nghệ thuật Đương đại tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Bà Nguyễn Hải Vân - giám đốc bảo tàng - cho biết triển lãm dự kiến kéo dài 6 tháng hoặc 1 năm.

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 5.

Đông đảo công chúng tham quan triển lãm của Xuân Lam - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Xuân Lam hiện là hoạ sĩ, nhà thiết kế tự do. Với kiến thức và kinh nghiệm về đồ hoạ tích luỹ được từ quá trình tự học, cùng sự đào tạo bài bản trong chuyên ngành Hội họa tại ĐH Mỹ thuật Việt Nam, các sáng tác của Xuân Lam thường xoay quanh chủ đề đặc trưng văn hóa Việt Nam thông qua góc nhìn, cách thể hiện mới.

Xuân Lam sử dụng các chất liệu đa dạng và độc đáo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Các dự án và tác phẩm tiêu biểu của Xuân Lam như Vẽ lại tranh dân gian (2017), tác phẩm Tuần lễ thời trang phố cổ trong dự án nghệ thuật công cộng tại phố Phùng Hưng (2018), hay gần đây là tác phẩm Mảnh thời gian nằm trong dự án nghệ thuật trong Nhà Quốc hội (2018).

Một số tác phẩm trong triển lãm Cuộc gặp gỡ xưa - nay của Xuân Lam:

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 7.

Bà Chúa Thượng Ngàn - vẽ lại tranh dân gian Hàng Trống

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 8.

Ông Hoàng cưỡi cá - vẽ lại tranh dân gian Hàng Trống

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 9.

Xích hổ - vẽ lại tranh dân gian Hàng Trống

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 10.

Tố nữ - vẽ lại tranh dân gian Hàng Trống

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 11.

Vinh Hoa và Phú Quý - vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 12.

Đàn lợn âm dương - vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 13.

Gà thư hùng - vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 14.

Chăn trâu thả diều - vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 15.

Gà và hoa hồng - vẽ lại tranh dân gian Đông hồ

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 16.

Cá đàn - vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 17.

Thiên hạ thái bình - vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ

Ngắm Bà Trưng, Bà Triệu, tố nữ mắt to tròn, mặt V-line trong tranh Xuân Lam - Ảnh 18.

Chuột rước rồng - vẽ lại tranh dân gian Đông Hồ

Triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Từ ngày 1-25/2, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng (78 Lê Duẩn).

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar