17/03/2015 15:29 GMT+7

Nga và Crimea được, mất gì sau khi sáp nhập

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Tròn một năm sau ngày sáp nhập bán đảo Crimea, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đã giành lại được vùng đất lịch sử nhưng cũng phải hứng chịu nhiều thiệt hại.

Thanh niên Crimea biểu diễn trong lễ mừng ngày sáp nhập Nga ở thành phố Simferopol Ảnh: Reuters

Tạp chí National Interest dẫn lời một số nhà quan sát nhận định cái được lớn nhất của Nga chính là đã đưa lại bán đảo Crimea trở về với đất mẹ sau quãng thời gian dài bị chia cắt. Chính quyền Nga thể hiện được quyết tâm và sự bền bỉ bất chấp áp lực cấm vận của phương Tây.

86% ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin. Mặc dù Nga phải trả giá đắt: cấm vận từ phương Tây, tỷ lệ thất nghiệp tăng, giá đồng rúp giảm kỷ lục, lạm phát 16%.

Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho ông Putin tăng vọt lên tới 86%, một con số mà bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào cũng phải mơ ước. Và Điện Kremlin đã chứng tỏ với thế giới rằng Nga quyết tâm kiểm soát khu vực ảnh hưởng truyền thống và Nga vẫn là một cường quốc mà thế giới phải kính nể.

Tuy nhiên cái giá mà Nga phải trả cũng rất đắt. Hàng rào bao vây cấm vận của phương Tây cộng với giá dầu thô giảm đã đẩy nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái, dự báo vào khoảng 3-5% trong năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7%, dòng vốn chảy ra nước ngoài lên tới 150 tỷ USD trong năm 2014.

Giá đồng rúp sụt giảm rất mạnh, đẩy tỷ lệ lạm phát Nga lên tới hơn 16%, giá cả mọi loại hàng hóa tăng vọt. Cuộc cuộc sống của người dân Nga trở nên khó khăn hơn.

Một số nhà quan sát cho rằng với cuộc xung đột Ukraine, cả Nga và các nước châu Âu cùng Mỹ đều phải hứng chịu thiệt hại.

Nhà lãnh đạo Crimea Sergei Aksyonov hát quốc ca nga trong buổi lễ mừng ở thành phố Simferopol Ảnh: Reuters

 

Crimea hiện giờ ra sao?

Crimea hiện cũng đang bị rơi vào trạng thái cô lập chưa từng thấy. Tuyến đường bộ duy nhất nối Crimea với Ukraine đã bị chính quyền Kiev cắt đứt, số lượng du khách nước ngoài sụt giảm trầm trọng.

Trong một năm qua, số du khách nước ngoài sụt 50% từ con số 6 triệu của một năm trước đó.

Dịch vụ điện thoại di động quốc tế ngừng hoạt động, dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng đã tê liệt. Các công ty nước ngoài như McDonald’s, PayPal, Amazon, Visa, MasterCard.. đều đã rút khỏi Crimea. Bán đảo này thậm chí còn thiếu nước ngọt và điện. Bởi 80% điện ở Crimea đến từ Ukraine.

Ngành công nghiệp vi tính từng rất phát triển tại đây cũng đã chết yểu vì cấm vận phương Tây. Chính quyền Ukraine ngừng mọi chuyến tàu đến Crimea và lập trạm kiểm soát tại biên giới để chặn xe cộ.

Người ta vẫn có thể đến Crimea bằng đường hàng không và đường thủy. Tuy nhiên cả sân bay ở Crimea và tuyến phà tại đây đều thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.

“Công việc làm ăn đang rất khó khăn do người dân không thể đi lại tự do” -  
Anh Maxim, một người dân Crimea cho biết.

Nga đã thành lập một số ngân hàng để giúp thúc đẩy hệ thống tài chính Crimea. Nga cũng cam kết xây một cây cầu nối với Crimea. Tuy nhiên dự án trị giá 3,7 tỷ USD sẽ chỉ hoàn thành vào năm 2018.

Ngành nông nghiệp cũng thiệt hại nặng vì thiếu nước ngọt. Phần lớn diện tích trồng lúa và 35% diện tích trồng rau bị tàn phá.

Crimea chủ yếu nhập khẩu thực phẩm từ Nga nhưng do vấn đề giao thông và khủng hoảng kinh tế Nga, giá thực phẩm tăng 2,5 lần so với năm ngoái. Điện cũng liên tục chập chờn.

"Như được trở về nhà sau hàng chục năm xa cách"

 

Một người phụ nữ Crimea ôm ảnh chân dung Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov trong buổi hòa nhạc chào mừng ngày sáp nhập vào Nga - Ảnh: Reuters

Từ hôm qua, người dân bán đảo Crimea liên tục tổ chức nhiều hoạt động long trọng để kỷ niệm tròn một năm ngày sáp nhập vào Nga 18-3-2014.

Theo hãng NBC, hàng loạt cuộc diễu hành đã được tổ chức ở Simferopol để kỷ niệm ngày sáp nhập Nga.

“Tôi cảm thấy vô cùng sung sướng, và niềm vui càng lớn hơn trong một năm qua. Bởi mọi ước mơ của chúng tôi đã trở thành hiện thực” - ông Zoya Voinova, một người đi tham gia đoàn diễu hành, hào hứng nói.

Ông Zinaida, chủ một cửa hàng lưu niệm ở Simferopol, khẳng định với lễ kỷ niệm ngày sáp nhập vào Nga, ông cảm thấy cuối cùng mình như được trở về nhà sau hàng chục năm xa cách.

Tại các cửa hàng lưu niệm của ông Zinaida và các cửa hàng khác, những mặt hàng như áo thun in hình Tổng thống Nga Vladimir Putin và hình chú gấu Nga đang bán rất chạy.

Những lá cờ Nga tung bay tại Crimea  -Ảnh: Reuters

Trong dịp này, hình ảnh tổng thống Nga Vladimir Putin đã được tôn vinh với nhiều phương thức thể hiện. Tại một triển lãm ngoài trời ở Matxcova, các nhà hoạt động xã hội đã vẽ bức chân dung tổng thống Nga trong cương vị một phi công lái máy bay chiến đấu, hay bức ông đang khoe những khối cơ bắp cuồn cuộn trên tay...

Bức tranh vẽ tổng thống Putin đang khoe những khối cơ bắp cuồn cuộn trên tay -Ảnh: NBC

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar