![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu khi tới vùng Orenburg, cách Matxcơva khoảng 1.300km - Ảnh: RIA-Novosti |
Theo AP ngày 21-9, động thái này đang khiến Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic lo ngại. Phía Belarus tỏ rõ quan điểm không hoan nghênh việc này, nhưng quốc gia từng là thành viên của Liên bang Xô viết cũ đang hoàn toàn lệ thuộc Moscow về năng lượng và các khoản vay nợ.
Tổng thống Putin yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga và cả Bộ Ngoại giao Nga cùng tham gia tổ chức các cuộc đối thoại với những người đồng cấp Belarus về vấn đề này và sẽ ký kết thỏa thuận khi đạt được.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko không bình luận gì về sáng kiến của ông Putin. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau hôm thứ sáu tuần trước (18-9) tại thành phố Sochi, miền nam nước Nga.
Nga hiện đã có các cơ sở liên lạc hải quân và hệ thống radar tại Belarus, nhưng lần này sẽ là căn cứ không quân đầu tiên.
Belarus là khu vực có vị trí đắc địa với Nga vì quốc gia này có đường biên giới giáp với Ukraine và ba quốc gia khác là thành viên của Liên minh châu Âu và NATO: Litva, Latvia và Ba Lan.
Chuyên gia phân tích Valery Karbalevich nhận định: “Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine, việc điều động một căn cứ quân sự cố định của Nga tới Belarus sẽ làm thay đổi thế cân bằng lực lượng và gia tăng căng thẳng trong toàn khu vực”.
Trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Belarus và phương Tây, Tổng thống Lukashenko trước nay vẫn giữ vị thế trung lập trong cuộc xung đột tại Ukraine giữa chính phủ thân phương Tây ở Kiev và phe ly khai do Nga ủng hộ ở miền đông.
Chuyên gia Karbalevich nói: “Rõ ràng là Kremlin đã thực sự thúc ép ông Lukashenko. Belarus đang hoàn toàn phụ thuộc vào Nga và phải trả cho họ một thứ gì đó để có được dầu, khí đốt giá rẻ và các khoản vay nợ từ Nga”.
Bình luận hay