26/07/2022 19:59 GMT+7

Nga thông báo rút khỏi Trạm không gian quốc tế, tự xây trạm mới

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Theo cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, Matxcơva quyết định rút khỏi Trạm không gian quốc tế (ISS) sau năm 2024 và Nga sẽ bắt đầu xây dựng trạm không gian của riêng mình.

Nga thông báo rút khỏi Trạm không gian quốc tế, tự xây trạm mới - Ảnh 1.

Nga đã quyết định rút khỏi Trạm không gian quốc tế sau năm 2024 - Ảnh: AFP

"Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ hoàn thành tất cả nghĩa vụ của mình đối với các đối tác nhưng chúng tôi đã quyết định rời trạm (ISS) sau năm 2024", thông báo của Điện Kremlin dẫn lời ông Yury Borisov, lãnh đạo Roscosmos, nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26-7.

Theo ông Borisov, sau khi rút khỏi ISS, Nga sẽ bắt đầu xây dựng trạm không gian của riêng mình. Đây sẽ là chương trình không gian "ưu tiên" của Matxcơva.

"Tốt", ông Putin đáp lại.

Đài RT dẫn lời lãnh đạo Roscosmos giải thích rằng các chuyến bay vào vũ trụ có người lái của Nga nên được thực hiện theo một chương trình khoa học có hệ thống và cân bằng, để mỗi sứ mệnh đem lại cho đất nước những kiến thức mới trong lĩnh vực không gian.

"Ngành công nghiệp này đang trong tình trạng khó khăn, và tôi thấy nhiệm vụ chính của mình, cùng với các đồng nghiệp, không phải là tụt dốc mà là nâng tầm và trên hết là cung cấp cho nền kinh tế Nga những dịch vụ vũ trụ cần thiết", ông Borisov nói thêm, trong đó nhắc đến các dịch vụ như điều hướng, liên lạc, chuyển dữ liệu.

Đến nay, không gian là một trong số ít lĩnh vực hợp tác giữa Nga với Mỹ và các đồng minh chưa bị ảnh hưởng bởi căng thẳng liên quan đến chiến sự ở Ukraine.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến kéo dài hoạt động của ISS đến năm 2030. Tuy nhiên, ông Dmitry Rogozin, lãnh đạo trước đó của Roscosmos, nói rằng nó sẽ "sụp đổ" vào thời điểm đó nếu không có "một số tiền lớn" được đầu tư vào việc sửa chữa trạm. Ông nói các mô đun của Nga trên ISS đã hết tuổi thọ.

Ngoài ra, ông Rogozin cho rằng việc để duy trì trạm ISS không còn hiệu quả đối với Nga trong môi trường địa chính trị hiện nay.

ISS được phóng vào không gian vào năm 1998 nhờ sự hợp tác của các cơ quan vũ trụ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Canada và châu Âu. Trạm được chia thành các khu vực của Nga và Mỹ, trong đó khu vực của Mỹ sau này do Washington và những nước khác tham gia dự án điều hành.

ISS trục trặc sau khi kết nối thành công mô đun của Nga

TTO - Nga ngày 29-7 thông báo mô đun phòng thí nghiệm Nauka của nước này đã kết nối thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) dù sau đó đã xảy ra sự cố đẩy ISS lệch 45 độ so với vị trí ban đầu.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar